(Baothanhhoa.vn) - Là một địa phương với lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, tỉnh Thanh Hóa đang dần trở thành trung tâm công nghiệp dệt may của khu vực Bắc Trung bộ. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giầy da và các mặt hàng này đang chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bất cập trong quy hoạch, xây dựng các nhà máy may mặc, giầy da

Bất cập trong quy hoạch, xây dựng các nhà máy may mặc, giầy da

Việc bố trí các nhà máy may mặc, giầy da trong khoảng cách quá gần đang gây khó khăn trong việc tuyển dụng, ổn định lao động trong các doanh nghiệp.

Là một địa phương với lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, tỉnh Thanh Hóa đang dần trở thành trung tâm công nghiệp dệt may của khu vực Bắc Trung bộ. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giầy da và các mặt hàng này đang chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

Nhằm phát huy lợi thế của ngành công nghiệp này, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành quy hoạch, phát triển ngành công nghiệp may mặc, giày da theo hướng vừa mở rộng quy mô, số lượng các nhà máy, vừa nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động. Mục tiêu hướng tới là tiếp tục gia tăng giá trị của ngành công nghiệp này, góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa định hướng đến năm 2030, thực hiện quy hoạch từ 3-4 khu liên hợp sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngành may mặc, phấn đấu đến năm 2020 đạt 170 triệu sản phẩm trở lên, năm 2025 đạt 229 triệu sản phẩm trở lên. Thực hiện đầu tư 59 các dự án may mặc phân bố theo không gian và vùng lãnh thổ gắn với các khu dân cư tập trung, dọc các trục giao thông chính để thuận lợi cho việc vận chuyển và kết nối sản xuất. Ngành giầy da phấn đấu đến năm 2025 đạt 136 triệu sản phẩm trở lên. Ưu tiên phát triển các dự án da giầy xen lẫn với các dự án may mặc tại các cụm công nghiệp. Bố trí chuyển dịch ngành da giầy về các khu vực thị trấn, thị tứ làm hạt nhân xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi.

Cùng với quy hoạch đã được xây dựng và môi trường đầu tư kinh doanh rộng mở, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ngoài nước đến tìm hiểu, xin chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, việc đầu tư, xây dựng nhiều nhà máy trong cự ly gần nhau đang gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh, thu hút, tuyển dụng lao động, nhất là ở một số địa bàn khu vực đồng bằng, như: TP Thanh Hóa, các huyện: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định, Nông Cống, Triệu Sơn... Điển hình như trong phạm vi bán kính 2 km địa bàn thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa), hiện có tới 4 doanh nghiệp may mặc đang hoạt động. Đại diện lãnh đạo Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta, chia sẻ: Mặc dù hiện nay, lực lượng lao động trong nông thôn còn khá dồi dào. Tuy nhiên, việc quy hoạch, bố trí địa điểm xây dựng các doanh nghiệp còn nhiều bất hợp lý và không đồng đều. Ở các khu vực trung tâm thị trấn, gần các tuyến quốc lộ đang được bố trí và có thể bố trí thêm nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực, khiến người lao động có tâm lý “đứng núi nọ, trông núi kia” và nhiều người ở trong tư thế sẵn sàng “nhảy việc”, gây khó khăn trong việc ổn định số lượng nhân công và đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua, hàng loạt công ty may thường xuyên trong tình trạng tuyển dụng lao động nhưng vẫn không đủ nguồn nhân công để ổn định sản xuất. Không chỉ phát tờ rơi, đăng thông báo tuyển dụng, nhiều công ty còn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho công nhân nếu mời gọi, giới thiệu được lao động cho công ty, nhưng tình hình cũng chưa được cải thiện nhiều. Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, chia sẻ: Trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc quy hoạch, phát triển các nhà máy trong lĩnh vực may mặc, giầy da đang bộc lộ nhiều bất cập. Tại nhiều địa phương vùng đồng bằng, các khu vực trung tâm có quá nhiều nhà máy may mặc, giầy da. Có trường hợp 2 nhà máy may đặt ngay cạnh nhau, khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Không loại trừ nguyên nhân từ sự cạnh tranh về lao động, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tại các cuộc họp và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp hàng tháng, chúng tôi đã phản ánh, kiến nghị nhiều lần. Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giầy da, yếu tố lao động có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, ngoài sự chủ động của doanh nghiệp trong việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tạo việc làm ổn định và tăng phúc lợi cho lao động, tỉnh và các sở, ngành có liên quan cần nghiên cứu, rà soát kỹ khi thực hiện quy hoạch các dự án trong lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi, ổn định cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]