(Baothanhhoa.vn) - Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất phát triển sản xuất, kinh doanh, từ năm 2005, Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) Đông Lĩnh, xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa) được hình thành. Tuy nhiên, do quy mô diện tích nhỏ, gần khu dân cư hiện trạng, nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhất là các hạng mục bảo vệ môi trường nên trong quá trình hoạt động, các DN trong cụm thường xuyên để xảy ra phản ánh, khiếu kiện của người dân về vấn đề môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bất cập trong hoạt động của Cụm công nghiệp làng nghề Đông Lĩnh

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất phát triển sản xuất, kinh doanh, từ năm 2005, Cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) Đông Lĩnh, xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa) được hình thành. Tuy nhiên, do quy mô diện tích nhỏ, gần khu dân cư hiện trạng, nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhất là các hạng mục bảo vệ môi trường nên trong quá trình hoạt động, các DN trong cụm thường xuyên để xảy ra phản ánh, khiếu kiện của người dân về vấn đề môi trường.

Bất cập trong hoạt động của Cụm công nghiệp làng nghề Đông Lĩnh

Một doanh nghiệp tại CCNLN Đông Lĩnh xây tường chắn giảm ảnh hưởng của tiếng ồn vào khu dân cư nhưng lại vi phạm hành lang an toàn điện.

Thông tin từ UBND phường Đông Lĩnh, hiện CCNLN này có 6 DN đang hoạt động. Lãnh đạo phường này thừa nhận, hoạt động của các DN tại CCNLN này không ít lần khiến địa phương phải “đau đầu”. Tuy chỉ có ít DN, nhưng việc các vị trí đất thuê được “thay tên”, “đổi chủ” thường xuyên, dẫn đến việc đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh cũng thay đổi. Trong đó, một số DN, hộ sản xuất sau khi thuê đất không sản xuất đúng ngành nghề được đăng ký như ban đầu, tự ý chuyển đổi các lĩnh vực sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng không xây dựng phương án bảo đảm môi trường khiến công tác quản lý của địa phương gặp không ít khó khăn.

Điển hình như mới đây, nhiều hộ dân sinh sống ở ngõ 20, đường Hoàng Nghiêu, phường Đông Lĩnh đã gửi đơn phản ánh tới các cơ quan chức năng TP Thanh Hóa và báo chí về việc Công ty TNHH Hồng Thanh Việt tổ chức sản xuất sàng rửa cát gây tiếng ồn và bụi bặm vào khu dân cư. Anh Ngô Minh Hưng, đại diện các hộ dân ngõ 20, đường Hoàng Nghiêu, cho biết: Cơ sở hoạt động sản xuất từ 6h đến 18h hàng ngày. Do quá gần khu dân cư nên mỗi khi hệ thống sàng rửa hoạt động, các gia đình đều không thể mở cửa. Trong khi đó, nhiều hộ trong xóm có cháu nhỏ nên rất lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sau khi có phản ánh của các hộ dân, Công an TP Thanh Hóa và phường Đông Lĩnh đã thành lập đoàn kiểm tra, yêu cầu đơn vị thực hiện các biện pháp sản xuất bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, do diện tích nhỏ hẹp nên việc di chuyển máy móc lùi xa khu dân cư gặp khó khăn, không bảo đảm khoảng cách giảm tiếng ồn và phát tán bụi.

Về vấn đề ảnh hưởng môi trường của CCNLN này đến khu dân cư, vào năm 2019, khi Công ty CP Xuất nhập khẩu Glalimex thuê đất sản xuất phụ phẩm thức ăn chăn nuôi cũng từng bị người dân phản ánh về việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường và gây ô nhiễm không khí. Sau khi có phản ánh của Nhân dân và báo cáo của UBND phường Đông Lĩnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Thanh Hóa đã kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất, yêu cầu công ty tạm dừng hoạt động cho đến khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ và biện pháp bảo vệ môi trường bảo đảm theo quy định. Đồng thời, khẩn trương tiến hành cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước thải phát sinh từ khu tập kết nguyên liệu để thu gom, xử lý triệt để nước thải, bảo đảm chất lượng trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tuy nhiên, do hệ thống xử lý chưa đồng bộ nên công tác xử lý không đạt hiệu quả triệt để và đơn vị đã phải di dời cơ sở sản xuất đến vị trí khác.

Bên cạnh đó, việc quản lý trật tự xây dựng khu vực này cũng là vấn đề khó khăn, khi nhiều khu vực ranh giới đất cho các DN thuê nằm ngay dưới hành lang an toàn đường điện cao áp. Do đó khi các DN thực hiện các biện pháp xây tường, che chắn lại không thực hiện được.

Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra ở CCNLN Đông Lĩnh không chỉ ảnh hưởng tới đời sống dân cư, mà còn ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của DN. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hạng mục, ngành nghề sản xuất là nhu cầu thiết thực của DN phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, với 1 khu vực sản xuất gần khu dân cư, công tác thẩm định dự án, ngành nghề sản xuất khi cho thuê đất cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn. Với các ngành nghề sản xuất có thể có nguy cơ về ô nhiễm tiếng ồn, bụi, nguồn nước, các cấp có thẩm quyền cần yêu cầu DN xây dựng và thực hiện nghiêm đề án, công trình bảo vệ môi trường. Chính quyền địa phương cũng cần nêu cao trách nhiệm trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật về môi trường trong hoạt động của các DN này.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]