(Baothanhhoa.vn) - Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ tháng 6 đến tháng 10-2019 trên địa bàn tỉnh có khả năng chịu ảnh hưởng từ 10 - 14 đợt nắng nóng, trong đó có 3-4 đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài. Để ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các giải pháp  bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ nuôi trồng thủy sản mùa nắng nóng

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ tháng 6 đến tháng 10-2019 trên địa bàn tỉnh có khả năng chịu ảnh hưởng từ 10 - 14 đợt nắng nóng, trong đó có 3-4 đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài. Để ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ các đối tượng thủy sản nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bảo vệ nuôi trồng thủy sản mùa nắng nóng

Các chủ ao đầm nuôi tôm công nghiệp ở xã Mai Lâm (Tĩnh Gia) thực hiện chạy quạt nước cho tôm trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Lê Hợi

Hiện trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có 869,6 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó, nước lợ 552,35 ha, nước mặn 97,5 ha, nước ngọt 219,75 ha và khoảng 14.000 lồng nuôi ở khu vực vùng vịnh Nghi Sơn. Từ tháng 5 đến nay, thời tiết nắng nóng kéo dài, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi. Để chủ động chăm sóc, bảo vệ các loài thủy sản trong mùa nắng nóng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện đã chỉ đạo các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản, cử cán bộ xuống cơ sở nắm bắt tình hình, giám sát và hướng dẫn các hộ nuôi tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật các đối tượng nuôi. Hướng dẫn các chủ ao, đầm đang nuôi quản lý tốt môi trường, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao, vùng nuôi, tình trạng sức khỏe của các đối tượng nuôi. Tùy điều kiện từng nguồn nước cấp, các hộ tính toán thả giống với mật độ vừa phải, cân đối cơ cấu giống hợp lý và thường xuyên quan sát ao nuôi, tình trạng ao đầm, loài nuôi để kịp thời xử lý, không để bệnh lây lan. Đồng thời, gia cố các bờ ao để chống xói lở và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao. Thu hoạch đối tượng nuôi ở những ao nuôi đạt kích cỡ thương phẩm để giảm thiệt hại cho chủ đồng nuôi.

Vụ xuân hè năm 2019, toàn tỉnh thả nuôi 19.000 ha; trong đó, nuôi nước lợ 3.734 ha, nước ngọt 13.603 ha, nước mặn 1.313 ha và 350 ha tôm thẻ chân trắng. Để ứng phó kịp thời với nắng nóng và các hiện tượng bất thường của thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn đang chủ động cùng với các địa phương trong tỉnh thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sản xuất thủy sản. Trong nuôi tôm công nghiệp và nuôi cải tiến, duy trì một số chỉ tiêu môi trường trong ngưỡng phù hợp, cho ăn với khẩu phần và chế độ ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 15-30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 10-15 ngày/lần bổ sung vitaminC, khoáng vi lượng. Sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn, thời gian mỗi đợt từ 5-7 ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ. Sử dụng các loại chế phẩm định kỳ 10-15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Duy trì mực nước trong ao tối thiểu từ 1,3-1,5m, nếu cần cấp nước bổ sung thì nước cấp phải được xử lý trước khi cấp. Đồng thời, chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ. Duy trì ổn định độ PH trong giới hạn cho phép (7,5-8,5) bằng vôi bột với liều lượng 1,5-2 kg/100m3 nước (bằng cách hòa nước tạt đều khắp ao). Định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao để ngăn nước mưa mang phèn và chất bẩn từ trên bờ ao xuống, nhất là các ngày có mưa dông. Nâng cao mực nước ao nuôi để giảm biến động nhiệt độ nước, sau mưa có thể tháo bớt nước tầng mặt tránh cho tôm bị sốc do PH thay đổi đột ngột. Đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt, duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5-2m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao. Những nơi có điều kiện thay nước thì thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm). Tạo bóng mát cho thủy sản nuôi bằng cách thả 1/3 diện tích như bèo tây, bèo tấm... Theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, sớm phát hiện các biến động và điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng thích hợp. Trong những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30-40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất... để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Tăng cường sử dụng chế phấm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế việc thay nước thường xuyên. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay sau khi thiếu nước, hạn hán xảy ra.

Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]