(Baothanhhoa.vn) - Khu vực ven biển được đánh giá là vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Mùa nắng nóng, tình trạng xâm nhập mặn (XNM) ngày càng trở nên gay gắt, gây khó khăn trong việc vận hành, cung ứng nguồn nước sinh hoạt của các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực ven biển nói riêng. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cung ứng cho người dân vùng ven biển, ngay từ đầu mùa nắng nóng, các đơn vị quản lý, vận hành các công trình cấp nước sạch khu vực ven biển đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp.

Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng ven biển

Khu vực ven biển được đánh giá là vùng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Mùa nắng nóng, tình trạng xâm nhập mặn (XNM) ngày càng trở nên gay gắt, gây khó khăn trong việc vận hành, cung ứng nguồn nước sinh hoạt của các công trình cấp nước trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực ven biển nói riêng. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cung ứng cho người dân vùng ven biển, ngay từ đầu mùa nắng nóng, các đơn vị quản lý, vận hành các công trình cấp nước sạch khu vực ven biển đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp.

Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng ven biển

Vận hành tại chi nhánh cấp nước cho 8 xã của huyện Hoằng Hóa.

Chi nhánh cấp nước cho 8 xã của huyện Hoằng Hóa thuộc quản lý của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn bắt đầu hoạt động từ năm 2017, có nhiệm vụ cấp nước sạch cho 8 xã vùng biển gồm: Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ. Công suất thiết kế của nhà máy 6.000m3/ngày, đêm, bảo đảm nguồn nước sạch cho 11.854 hộ. Hiện tại, chi nhánh có công suất hoạt động thực tế là 3.000m3/ngày, đêm, với số hộ đăng ký đấu nối là 9.245 hộ.

Ông Tào Văn Cảnh, Phụ trách Chi nhánh cấp nước cho 8 xã của huyện Hoằng Hóa, cho biết: Chi nhánh lấy nước nguồn từ hệ thống kênh Nam, trạm bơm Hoằng Khánh. Đây là khu vực có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của XNM. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân khu vực ven biển, ban quản lý chi nhánh đã phối hợp với Công ty TNHH Thủy lợi Bắc Sông Mã theo dõi tình hình XNM ảnh hưởng đến nguồn nước. Thường xuyên theo dõi, đo độ mặn đối với nước nguồn lấy vào chi nhánh. Định kỳ lấy mẫu nước để kiểm tra chất lượng nước để có biện pháp xử lý kịp thời.

Công trình cấp nước cho 7 xã của huyện Hậu Lộc thuộc quản lý của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn lấy nước nguồn từ hệ thống sông Lèn, nên nguy cơ nhiễm mặn cao. Ông Mai Văn Hiều, trưởng chi nhánh cấp nước cho 7 xã của huyện Hậu Lộc cho biết, có thời điểm độ mặn đo được tại điểm lấy nước nguồn vào nhà máy lên tới 1.200mg/1 lít nước, cao gấp gần 4 lần so với mức tiêu chuẩn. Do đó, để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cung ứng cho 15.400 hộ dân của 7 xã vùng biển huyện Hậu Lộc, chi nhánh đã được Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư xây dựng hồ sơ lắng để trữ nước, phòng trường hợp không lấy được nước nguồn, có thể bơm nước từ hồ sơ lắng lên hệ thống vận hành, cung ứng nước cho người dân. Chi nhánh cũng cử cán bộ trực 24/24 giờ để đo con nước, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ tiến hành bơm lấy nước nguồn.

Hiện nay, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đang quản lý 12 công trình cấp nước sạch, trong đó có 6 công trình thuộc khu vực ven biển, gồm: Nhà máy Nước thị xã Nghi Sơn; công trình cấp nước cho 9 xã của huyện Nga Sơn; công trình cấp nước cho 7 xã của huyện Hậu Lộc; công trình cấp nước sạch cho 8 xã của huyện Hoằng Hóa; Nhà máy Nước xã Ngư Lộc (Hậu Lộc); Nhà máy Sản xuất và Cấp nước sinh hoạt Miền Trung tại xã Quảng Lưu (Quảng Xương). Theo đánh giá của trung tâm, các công trình cấp nước thuộc khu vực ven biển đều đã và đang chịu ảnh hưởng của XNM, khó khăn về nguồn cung cấp nước cho các nhà máy để sản xuất nước sạch phục vụ người dân. Ngoài ra, các trang thiết bị xử lý nguồn nước tại các nhà máy ở khu vực ven biển thường xuyên bị hoen rỉ, hư hại do ảnh hưởng của XNM, gây ảnh hưởng đến vận hành.

Để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân khu vực ven biển, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đã và đang chỉ đạo các chi nhánh, thường xuyên kiểm soát, theo dõi chất lượng nước đầu vào và đầu ra, kịp thời khắc phục các sự cố, bảo đảm cung cấp nước ổn định về lưu lượng và chất lượng đến người dân, nhất là trong mùa nắng nóng. Chủ động phối hợp với điện lực các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát giờ cắt điện, từ đó, có kế hoạch bơm nước dự trữ để người dân có đủ nước sử dụng. Theo dõi chặt chẽ tình trạng triều cường, XNM từng giờ, xác định thời gian nguồn nước bảo đảm chất lượng. Chủ động trữ nước tại hồ sơ lắng để có thể đủ nước cấp cho sản xuất nước sạch trong trường hợp nguồn nước sông bị XNM sâu. Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, đánh giá các mối nguy của từng công đoạn trong sản xuất nước sạch và xây dựng phương án để đối phó. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ nơi thu lấy nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]