(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình phát triển, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, cũng như sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo đột phá trong thu hút đầu tư phát triển.

Để kinh tế phát triển với tốc độ cao, bền vững:

Bài 2: Thu hút đầu tư phát triển

Trong quá trình phát triển, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, cũng như sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo đột phá trong thu hút đầu tư phát triển.

Bài 2: Thu hút đầu tư phát triểnNhà máy Xi măng Đại Dương tại Khu Kinh tế Nghi Sơn đang được thi công xây dựng. Ảnh: Xuân Hùng

Tin liên quan:
  • Bài 2: Thu hút đầu tư phát triển
    Bài 1: Quy hoạch, phát triển có hiệu quả hạ tầng giao thông

    Với việc quy hoạch phát triển giao thông – vận tải (GTVT) sát thực tế và nhiều dự án hạ tầng giao thông, đô thị được đầu tư đồng bộ, cùng các chính sách “dọn đường” đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Thanh Hóa đang dần trở thành một cực tăng trưởng mới trong tứ giác phát triển phía Bắc.

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển, tỉnh ta đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động vốn cho đầu tư phát triển. Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, với nhiều phương thức, hình thức đa dạng. Qua đó, đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác của tỉnh với các địa phương, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong những năm qua, Thanh Hóa đã chủ trì tổ chức thành công các đoàn khảo sát, nghiên cứu, xúc tiến đầu tư của tỉnh tại các địa bàn, đối tác trọng điểm nước ngoài, như: Nhật Bản, Singapore, Pháp, Hàn Quốc, Cô-Oét, Nga, Đài Loan (Trung Quốc)... Đồng thời, tỉnh cũng đã chủ trì tổ chức thành công các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm xúc tiến đầu tư quy mô lớn và đã thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong, ngoài nước và được các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao.

Cùng với đó, việc xây dựng hình ảnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thường xuyên và có hiệu quả. Hoạt động xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư; xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư được các ngành, các cấp... thực hiện công phu, chi tiết về nội dung, cũng như hình thức trình bày và được dịch ra nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn...

Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch UBND tỉnh duy trì lịch tiếp doanh nghiệp và chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, cũng như những đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, những khó khăn, vướng mắc liên quan; qua đó, kịp thời tháo gỡ bảo đảm phù hợp với quy định. Lãnh đạo tỉnh tổ chức các hội nghị làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án lớn, trọng điểm đang triển khai thực hiện trên địa bàn và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Đồng thời, thường xuyên tổ chức đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất của các doanh nghiệp để động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước đến các doanh nghiệp. Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện miễn, giảm thuế do ảnh hưởng của dịch COVID-19; xây dựng các biện pháp vực dậy nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, từng khu vực doanh nghiệp trước khi dịch kết thúc để nền kinh tế sẵn sàng chuyển sang trạng thái hoạt động mới, bảo đảm sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) được tỉnh chỉ đạo quyết liệt, nhất là đối với các dự án trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Trong quá trình thu hút đầu tư phát triển, thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, nhiều cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) đã chủ động, tích cực trong việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB. Trong đó, trọng tâm là xây dựng kế hoạch chi tiết, ký cam kết tiến độ GPMB với các nhà đầu tư; đồng thời, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là việc xác định nguồn gốc đất, giải quyết tranh chấp đất đai, hỗ trợ người dân sau khi thu hồi đẩt để kịp thời bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ theo kế hoạch. Ngoài ra, để tạo thuận lợi thu hút đầu tư, cũng như sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tỉnh đã quan tâm dành nguồn lực đầu tư, cũng như huy động nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh; kết nối các trung tâm kinh tế, các trục giao thông chính với các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn và tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn tỉnh đã thu hút 1.845 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 350.000 tỷ đồng (trong đó, có 109 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4,185 tỷ USD)... Năm 2021, thu hút được 103 dự án đầu tư trực tiếp; trong đó, có 11 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 24.701 tỷ đồng và 155,25 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 4 dự án FDI, với tổng số vốn tăng 18,56 triệu USD và giảm vốn cho 1 dự án, với tổng số giảm 3,75 triệu USD. Quý I–2022, thu hút được 18 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 3 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký 882 tỷ đồng và 21 triệu USD... Một số dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng, góp phần tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... và tạo động lực tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh. Các dự án đưa vào vận hành đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách Nhà nước, như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn I, Tổ máy số I Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Nhà máy Xi măng Long Sơn (dây chuyền 1, 2), Nhà máy Dầu ăn Nghi Sơn, Nhà máy Điện năng lượng mặt trời Yên Định, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1, Khu đô thị mới trung tâm TP Thanh Hóa, Khu đô thị Đông Hải (TP Thanh Hóa)...; dự án FLC golf link và Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì, mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho người lao động, tỉnh đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng lập và phê duyệt quy hoạch. Đồng thời, tổ chức tốt việc quản lý quy hoạch và thực hiện đầu tư theo quy hoạch; phân rõ trách nhiệm của địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách, như cơ chế, chính sách hỗ trợ GPMB và bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án quy mô lớn, công nghệ cao; cơ chế, chính sách thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Đi đôi với đó là đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế; duy trì các đối tác truyền thống, đồng thời, mở rộng, tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Nhất là quan tâm thu hút các nhà đầu tư lớn đã khẳng định thương hiệu, các dự án sản xuất, kinh doanh quy mô lớn, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, làm hạt nhân tạo sự lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài; bảo đảm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; trong đó, ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cùng với đó là việc quan tâm xây dựng hình ảnh, đẩy mạnh giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh về thu hút đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông, các diễn đàn, hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước một cách thiết thực, hiệu quả... Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin tích hợp, cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trên các nền tảng thiết bị thông minh; bảo đảm cơ sở dữ liệu có đủ độ tin cậy và bao quát, minh bạch các số liệu để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận.

Tỉnh, các sở, ngành, địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KKTNS, các KCN, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch làm cơ sở để kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn ngân sách và tập trung huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng KKTNS&CKCN theo hướng đồng bộ, hiện đại, để sớm đưa KKTNS trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước, với trọng tâm là thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến, chế tạo. Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác, nhằm nắm bắt thời cơ, đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư trong thời gian tới... Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin, làm cầu nối, sức lan tỏa để thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư mới.

Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]