Tháng cuối cùng của năm cũ đã khép lại trong tâm lý bất ổn của giới đầu tư quốc tế với làn sóng bán tháo cổ phiếu khiến các chỉ số chứng khoán lớn sụt giảm 10%-20% đồng thời kéo giá “vàng đen” rơi về mức thấp kỳ lục trong vòng 16 tháng qua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thị trường tiền tệ khép lại một năm ‘vượt thác’ thành công

Tháng cuối cùng của năm cũ đã khép lại trong tâm lý bất ổn của giới đầu tư quốc tế với làn sóng bán tháo cổ phiếu khiến các chỉ số chứng khoán lớn sụt giảm 10%-20% đồng thời kéo giá “vàng đen” rơi về mức thấp kỳ lục trong vòng 16 tháng qua.

Thị trường tiền tệ khép lại một năm ‘vượt thác’ thành côngẢnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Tuy nhiên ở trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã sớm tung ra những giải pháp xử lý. Theo Báo cáo từ Công ty Chứng khoán SSI, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay bơm ròng 35.239 tỷ đồng riêng trong tháng 12, chủ yếu tại kênh tín phiếu khi có tới 28.960 tỷ đồng đáo hạn và có không phát hành thêm, điều này đã đưa số tín phiếu lưu hành về “0”. Thêm vào đó, kênh mua bán kỳ hạn vẫn rất sôi động và đạt bình quân 12.000 tỷ đồng cho mỗi chiều bơm/hút mỗi ngày. Và, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng qua kênh này tới 6.279 tỷ đồng, theo đó khối lượng lưu hành trên thị trường mở đạt 51.064 tỷ đồng.

Lãi suất giảm, tỷ giá ổn định

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND đã giảm mạnh trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 12. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn qua đêm trên liên ngân hàng đã giảm từ vùng 4,6% - 4,9% (duy trì gần 2 tháng trước đó) đã về mức xấp xỉ 4,1%.

Quay lại thị trường chung, lãi suất huy động sau tăng mạnh (từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 12) cũng bình ổn trở lại ở mức 4,8% - 5,5% (kỳ hạn dưới 6 tháng), 5,55% - 7,6% (kỳ hạn từ 6 tháng – dưới 12 tháng) và 6,8% - 8.6% (kỳ hạn 12, 13 tháng).

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán – SSI: “Diễn biến trên cho thấy Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nội địa đã có sự phán đoán cũng như chuẩn bị rất tốt cho nhu cầu thanh khoản cao của thị trường vào thời điểm cuối năm trước bối cảnh nâng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED, ngày 19/12.”

Thị trường tiền tệ khép lại một năm ‘vượt thác’ thành công(Ảnh: EPA/TTXVN)

Điểm nhấn trong tháng 12 là Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá trung tâm thêm 75 đồng/USD và lên mức 22.825 đồng/USD (tương đương tăng 1,8% so với năm 2017). Tuy nhiên điều đáng nói, tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng và thị trường tự do lại quay đầu giảm mạnh. Cụ thể, tỷ giá chính thức tại các ngân hàng giảm 110 đồng/USD về mức 23.165/23.255 đồng/USD và tỷ giá trên thị trường tự do cũng giảm 130 đồng – 135 đồng/USD về mức 23.270/23.290 đồng/USD.

Theo Báo cáo của SSI, lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2018 đạt là 15,9 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. Điều này đã giải tỏa áp lực ngoại hối về cuối năm với mức nhập siêu 200 triệu USD. Như vậy cả năm 2018, VND mất giá khoảng 2,2% -2,3% so với USD và thấp hơn nhiều so với mức mất giá của euro, bảng Anh và nhân dân tệ lần lượt là 4,5%, 5,7% và 5,4%.

Kiểm soát tình trạng “giật cục”

Trên thị trường quốc tế, những biến động khó lường đang tiếp tục gia tăng. Trước đó, thỏa thuận “đình chiến” 90 ngày và dấu hiệu nhượng bộ từ phía Trung Quốc những tưởng mang lại tâm lý lạc quan cho thị trường, song việc Mỹ yêu cầu Canada bắt giữ Phó chủ tịch của Huawei lại khiến cuộc chiến hai bên tiếp tục dai dẳng và gia tăng vượt qua vấn đề thương mại. Số liệu kinh tế trong tháng 12 của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang cho thấy có dấu hiệu giảm tốc, kéo theo những dự báo mới đây về kinh tế toàn cầu có thể sẽ tăng trưởng chậm trong các năm tới.

Trong bối cảnh đó, dòng tiền trên toàn cầu có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn. Trong tháng 12 - giá vàng đã tăng gần 50 USD/oz và chạm mức đỉnh 6 tháng là 1.269 USD/oz. Chưa hết, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã chính thức mất mốc 3% khi giảm về mức 2,76%/năm và các kỳ hạn khác cũng đồng loạt giảm.

Tại Việt Nam, thông tin từ Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố, tăng trưởng tín dụng năm 2018 đạt khoảng 14% - 15%, con số này thấp hơn nhiều so với 3 năm liền trước. Trong một chiều hướng khác, nguồn huy động có mức tăng trưởng ổn định 15%, trong đó huy động ngoại tệ tăng khoảng 17% và cao hơn rất nhiều mức 2,1% của năm 2017, điều này cho thấy tâm lý găm giữ ngoại tệ hiện rõ nét trong năm 2018.

Tuy nhiên giới phân tích nhìn chung vẫn tin tưởng việc duy trì chính sách lãi suất USD 0% và chênh lệch lãi suất cao giữa VND và USD sẽ giúp đảo ngược tâm lý cất giữ ngoại tệ và hỗ trợ ổn định tỷ giá trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý đã phát đi thông điệp “trọng tâm điều hành chính sách tiền tệ sẽ hướng sang mục tiêu ổn định tỷ giá thông qua kiểm soát thanh khoản tiền đồng.”

Dưới yếu tố kỹ thuật, ông Hùng Linh cho rằng giới đầu tư vẫn nên thận trọng và nếu nhân dân tệ tiếp tục mất giá trong năm 2019 sẽ gây sức ép nhất định lên tỷ giá VND/USD đồng thời cũng gián tiếp gây sức ép lên lãi suất.

Song ông Linh có phần lạc quan hơn khi nhìn nhận, việc thị trường tiền tệ Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó dự đoán nhất – đó là thời điểm mới nổ ra chiến tranh thương mại, điều này sẽ giúp các thành viên thị trường cũng như cơ quan quản lý có sự chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức đến từ bên ngoài.

“Dự báo mức độ biến động của tỷ giá USD/VND trong năm 2019 được kỳ vọng sẽ xấp xỉ như năm 2018. Thị trường sẽ hạn chế được những diễn biến giật cục gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, khả năng mặt bằng lãi suất có thể sẽ đứng ở mức cao, không loại trừ việc lãi suất sẽ nhích lên nếu xuất hiện áp lực tỷ giá,” ông Linh nhận định./.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]