(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 27 thư viện, huyện, thị xã, thành phố; 360 thư viện xã, phường, thị trấn; hơn 4.000 phòng đọc báo làng và nhiều mô hình thư viện tư nhân. Thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập theo Quyết định 329/QĐ-TTg  ngày 15-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” Thư viện tỉnh đã thường xuyên tổ chức công tác luân chuyển sách về cơ sở, tạo nguồn tư liệu đa dạng phong phú cho các thư viện, phòng đọc, tủ sách nhằm cung cấp thông tin, tri thức, rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị cho người dân. Đồng thời, khơi dậy và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Luân chuyển sách về cơ sở: Thúc đẩy văn hóa đọc

Toàn tỉnh hiện có 27 thư viện, huyện, thị xã, thành phố; 360 thư viện xã, phường, thị trấn; hơn 4.000 phòng đọc báo làng và nhiều mô hình thư viện tư nhân. Thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập theo Quyết định 329/QĐ-TTg ngày 15-3-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” Thư viện tỉnh đã thường xuyên tổ chức công tác luân chuyển sách về cơ sở, tạo nguồn tư liệu đa dạng phong phú cho các thư viện, phòng đọc, tủ sách nhằm cung cấp thông tin, tri thức, rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị cho người dân. Đồng thời, khơi dậy và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Luân chuyển sách về cơ sở: Thúc đẩy văn hóa đọc

Học sinh tham quan sách trưng bày trong Ngày hội đọc sách tại Thư viện tỉnh.

Xác định luân chuyển sách về cơ sở là nhiệm vụ quan trọng, Thư viện tỉnh đã không ngừng lựa chọn, bổ sung tài liệu, xây dựng kho sách luân chuyển. Hàng năm, ngoài số lượng sách mua theo kinh phí ngân sách cấp, sách chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện tỉnh còn nhận được nguồn sách tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh, các nhà xuất bản. Đồng thời, thư viện đã tích cực thực hiện hoạt động luân chuyển sách, báo đến các tủ sách, thư viện, phòng đọc báo cơ sở trên địa bàn. Trung bình mỗi năm, thư viện sử dụng khoảng hơn 800 triệu đồng cho hoạt động bổ sung tư liệu, luân chuyển sách nói chung. Trong năm 2018, Thư viện tỉnh đã luân chuyển hơn 4.400 bản sách cho 15 điểm thư viện huyện, xã, tủ sách dòng họ và trại giam. Sách luân chuyển có nội dung phong phú, gồm: Chính trị - xã hội, lịch sử, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, sách thiếu nhi... đáp ứng nhu cầu của người dân.

Việc luân chuyển sách về cơ sở đã giúp tăng cường vòng quay của sách, nâng cao hiệu quả sử dụng sách báo, đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, giải trí, tạo thói quen đọc sách báo cho người dân. Điển hình như thư viện TP Sầm Sơn, hiện có 8.000 đầu sách. Để thư viện phát triển và thu hút bạn đọc, thư viện TP Sầm Sơn đã phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức sắp xếp lại hệ thống sách một cách khoa học; khảo sát nhu cầu đọc của người dân để bổ sung sách. Được biết, trong đợt luân chuyển sách cuối năm 2018, Thư viện tỉnh đã luân chuyển hơn 900 bản sách theo nhu cầu của người dân.

Bên cạnh việc luân chuyển sách báo xuống các thư viện, phòng đọc sách báo làng, Thư viện tỉnh đã phối hợp luân chuyển sách, báo xuống các điểm bưu điện văn hóa xã. Nhiều bưu điện văn hóa xã triển khai tốt và được chính quyền địa phương quan tâm, dần thu hút người tham gia đọc sách, báo thường xuyên. Ví như, bưu điện văn hóa xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa), nhiều năm nay, cùng với tủ sách pháp luật, phòng đọc báo tại nhà văn hóa thôn, bưu điện văn hóa xã cũng trở thành một điểm đến của người dân để tìm và đọc sách báo. Đến nay, bưu điện văn hóa xã Hoằng Đạo đã có hơn 200 đầu sách, phục vụ nhu cầu đọc sách báo của nhân dân. Chị Hoàng Thị Hằng, nhân viên bưu điện văn hóa xã Hoằng Đạo cho biết: Để tạo thuận lợi cho người dân tìm đọc sách, bưu điện văn hóa xã và tủ sách luôn mở cửa thường xuyên. Đặc biệt, khi nào có sách, báo, mới được luân chuyển về, nhân viên bưu điện văn hóa xã sẽ giới thiệu cho người dân biết để họ tìm đọc. Do đó, tủ sách tại bưu điện văn hóa xã ngày càng thu hút người dân đến đọc và tra cứu thông tin.

Để việc luân chuyển sách xuống hệ thống bưu điện văn hóa xã đạt hiệu quả, Thư viện tỉnh đã xây dựng quy chế luân chuyển sách, báo về việc luân chuyển sách báo về các điểm bưu điện văn hóa xã. Đồng thời, mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ bưu điện văn hóa xã; khảo sát nhu cầu của người dân để cấp những loại sách phù hợp. Từ năm 2014 đến nay, Thư viện tỉnh đã luân chuyển 29.792 bản sách đến 153 điểm bưu điện văn hóa xã với tổng kinh phí là 1,7 tỷ đồng. Số sách giữa các bưu điện văn hóa xã sẽ được luân chuyển 3 tháng 1 lần để người dân luôn được tiếp cận với những tư liệu mới.

Thời gian tới, Thư viện tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác luân chuyển sách, báo về cơ sở giúp người dân có cơ hội dễ dàng tiếp cận thông tin, cập nhật thường xuyên các kiến thức khoa học, kỹ thuật để phát triển kinh tế; giúp người dân hiểu biết và làm theo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo thói quen đọc sách, báo cho người dân.

Bài và ảnh: Thùy Linh


Bài Và Ảnh: Thùy Linh

Từ khóa:Thư viện

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]