(Baothanhhoa.vn) - Vườn Quốc gia (VQG) Bến En có tổng diện tích 14.735 ha, trong đó có 8.544 ha rừng nguyên sinh và tái sinh, 2.700 ha mặt nước. Nơi đây được ví như “Hạ Long thu nhỏ” bởi vẻ đẹp hoang sơ với rừng xanh bạt ngàn, lung linh mây nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vườn Quốc gia Bến En ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác bảo tồn hệ sinh thái

Vườn Quốc gia (VQG) Bến En có tổng diện tích 14.735 ha, trong đó có 8.544 ha rừng nguyên sinh và tái sinh, 2.700 ha mặt nước. Nơi đây được ví như “Hạ Long thu nhỏ” bởi vẻ đẹp hoang sơ với rừng xanh bạt ngàn, lung linh mây nước.

Cây Bò khai được nhân giống thành công tại Vườn Quốc gia Bến En.

Theo kết quả điều tra, hiện nay VQG Bến En có 2.947 loài động thực vật, trong đó có 46 loài thực vật, 56 loài động vật quý hiếm được ghi Sách đỏ Việt Nam năm 2007, đặc biệt trong VQG hiện có trên 300 loài cây dược liệu như mã tiền, sa nhân, sến, trẩu, màng lay, hương bài, thu hải đường... Nhằm bảo tồn hệ sinh thái, từ năm 2010 đến nay thông qua các đề tài, dự án VQG Bến En đã đẩy mạnh công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào bảo tồn và phát triển loài, động vật như: Sao lá to, pù hương, đinh hương, chò chỉ, lim xanh, hươu sao và một số loài chim nước... Cùng với đó, VQG đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác bảo tồn. Hiện nay, VQG đã áp dụng và xây dựng, phát triển thành công hệ sinh thái đa dạng của rừng nhiệt đới, phục vụ yêu cầu bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm kết hợp với phát triển du lịch sinh thái..., góp phần bảo tồn sự đa dạng của sinh thái. Đặc biệt, trong giai đoạn 2013 đến 2015, VQG Bến En đã xây dựng thành công mô hình nông - lâm kết hợp để phát triển kinh tế cho 6 hộ dân và 1 đơn vị tham gia. Hiện đã tạo ra sản phẩm như ổi trắng số 1, ngô lai, lợn rừng lai, gà rừng lai, hươu sao, bương mốc, giổi ăn hạt, nhím sinh sản trên các mô hình; xác định được hiện trạng, vùng phân bổ, bổ sung các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây chè vằng; nghiên cứu thử nghiệm, nhân giống thành công 6.000 cây, tổ chức trồng thử nghiệm 2 mô hình dưới tán rừng và trong vườn hộ dân, nhân giống 20.000 cây bò khai (cây dược liệu quý hiếm). Ngoài ra, VQG còn xác định được hiện trạng, vùng phân bổ, bổ sung được các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sao lá to; thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng tại 34 thôn, bản vùng đệm, vùng giáp ranh. Tuyển chọn, định vị được 10 cây mẹ cho giống lâu dài để phục vụ việc phát triển loài sao lá to; xây dựng 13 bảng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất các đối tượng cây trồng, vật nuôi trong các mô hình để chuyển giao diện rộng cho người sản xuất...

Ông Đặng Hữu Nghị, Giám đốc Ban Quản lý VQG Bến En, cho biết: VQG Bến En đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa xây dựng “Chiến lược bảo tồn VQG Bến En giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, nhằm xử lý kịp thời các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, xâm lấn đất rừng trái phép; bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và các giá trị về đa dạng sinh học, giá trị khoa học của hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên hiện có trong phạm vi ranh giới được giao... Hiện tại, VQG Bến En đang thực hiện 4 mô hình chăn nuôi lợn rừng, thực hiện công tác cứu hộ một số loài động vật quý, hiếm và lập dự án xây dựng VQG thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối, kết hợp với các viện nghiên cứu trung ương, tổ chức quốc tế thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và một số dự án về bảo tồn, phát triển các loài lim xanh, sưa và một số cây thuốc quý; dự án đa canh, đa con; điều tra, bổ sung, lập danh mục động, thực vật VQG Bến En; đề án nuôi trồng thủy sản...


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]