(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nghề trồng nấm phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, không chỉ góp phần tạo thêm nguồn thức ăn sạch mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Không những thế, trồng nấm còn tận dụng các phế thải trong nông nghiệp, công nghiệp, như rơm, rạ, bã mía, mùn cưa hay bông vải... giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ sản xuất nấm ăn phù hợp với điều kiện tự nhiên

Những năm gần đây, nghề trồng nấm phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, không chỉ góp phần tạo thêm nguồn thức ăn sạch mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Không những thế, trồng nấm còn tận dụng các phế thải trong nông nghiệp, công nghiệp, như rơm, rạ, bã mía, mùn cưa hay bông vải... giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Anh Phạm Lân Quang, phố Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) chăm sóc nấm tại trang trại của gia đình.

Sau nhiều năm thực hiện các dự án về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu, cũng như triển khai chuyển giao công nghệ về sản xuất các chủng giống nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã giúp người dân làm chủ được quy trình kỹ thuật sản xuất nấm sò và nấm rơm thương phẩm. Người dân đã có khả năng tự tổ chức và đầu tư mở rộng quy mô hộ gia đình sản xuất tại địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế và chủ động được kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm. Những dự án Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học đã chủ trì triển khai qua các giai đoạn, như: Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng mô hình sản xuất giống, trồng, chế biến và tiêu thụ nấm tại Trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa” (2010 - 2012); Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa” (2012 - 2014); Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất và chế biến nấm Linh Chi tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa” (2016 - 2018); Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi trồng thương phẩm nấm Cordyce” (2017 - 2018). Hiện nay, các dự án đã và đang đem lại kết quả khả quan, nhiều tổ chức đoàn thể, người dân ở 20/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã được tập huấn chuyển giao công nghệ, nắm vững quy trình kỹ thuật, đủ năng lực hình thành trang trại phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu.

Từ việc học tập kinh nghiệm, tập huấn kỹ thuật, trồng thử nghiệm cho hiệu quả, tháng 6-2017, anh Phạm Lân Quang, phố Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) đã quyết định đầu tư xây dựng trang trại nấm tại địa phương với quy mô 2.000m2. Theo anh Quang, nghề trồng nấm không quá phức tạp, nhưng nếu không nắm rõ quy trình sản xuất thì khó thành công. Thường những vụ đầu cho kết quả khá tốt, song những vụ sau, nếu chủ quan không chú ý đến khâu vệ sinh môi trường nhà trồng, lựa chọn nguyên liệu cấy phôi... thì kết quả sẽ không được như mong muốn. Đặc biệt, trồng nấm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vì vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mỗi mùa nên lựa chọn các loại giống khác nhau, như: Mùa hè nên trồng nấm Kim Phúc, nấm rơm; mùa đông trồng nấm mỡ, mục nhĩ; riêng nấm sò có thể trồng quanh năm. Trong sản xuất phải tuân thủ đúng kỹ thuật các quy trình như ủ nguyên liệu, khử trùng nguyên liệu trong hơi nước, độ ẩm không khí... Hiện nay, ngoài các loại nấm trên, trang trại của anh Quang còn trồng thêm nấm Linh Chi. Và để thuận tiện cho các khâu sản xuất, cùng với việc xây dựng nhà nuôi trồng, anh Quang đã đầu tư xây dựng phòng cấy phôi giống, nhà ươm sợi. Theo đó, anh không chỉ tự tạo phôi giống để sản xuất tại trang trại mà còn cung cấp phôi giống cho nhiều hộ gia đình ở các huyện, như: Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định. Ngoài ra, anh còn thường xuyên tham gia phổ biến, tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho người dân địa phương cũng như các địa phương khác trong tỉnh nếu có nhu cầu. Với quy mô hơn 800m2 nhà trồng và sản xuất quanh năm, trang trại của anh Quang đã tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động và 8 đến 10 lao động thời vụ với thu nhập từ 3 đến trên 4 triệu đồng/người/tháng. Theo tính toán, mỗi năm trang trại của gia đình anh Quang cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng nếu sản xuất tối đa công suất.

Nhờ được tập huấn chuyển giao công nghệ, nắm vững quy trình kỹ thuật, không chỉ anh Quang mà trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có gần 10 hộ gia đình đầu tư phát triển nghề trồng nấm. Tại các huyện, như: Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thường Xuân... nghề này cũng đang từng bước được nhân rộng. Được biết, để phát triển mô hình trồng nấm thương phẩm nói chung và chủ động hơn trong công tác lưu giữ, nhân giống và sản xuất giống nấm thương phẩm có năng suất cung cấp cho người dân trên địa bàn tỉnh, cũng như từng bước hình thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm, giúp người dân theo nghề bền vững, trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học tiếp tục hỗ trợ đào tạo kỹ thuật nuôi trồng cho người dân các địa phương, cùng với đó, du nhập, tuyển chọn, phân lập và nhân các cấp giống về chủng loại nấm ăn, nấm dược liệu phục vụ tốt nhu cầu sản xuất trong tỉnh và mở rộng ra phạm vi các tỉnh Bắc Trung bộ.


Bài và ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]