(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh được đánh giá có các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú. Để nâng cao giá trị cho các sản phẩm từ nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố, đến nay, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Thanh Hóa là một trong những tỉnh được đánh giá có các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú. Để nâng cao giá trị cho các sản phẩm từ nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố, đến nay, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất.

Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn).

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh ước đạt 1,61 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch; trồng rừng tập trung ước đạt 10.200 ha; sản lượng thủy sản ước đạt 201,7 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ... Nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản và hướng đến phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, những năm qua, tỉnh ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng xây dựng theo chuỗi chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân... Đến nay, trên địa bàn tỉnh, một số đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng, phát triển các nhà máy chế biến, sản xuất nông, lâm, thủy sản, như: Nhà máy Giết mổ và Chế biến gia cầm xuất khẩu Viet AVIS tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) do liên doanh Tập đoàn Master Good (Hungary) và Công ty CP Nông sản Phú Gia hợp tác xây dựng đi vào hoạt động vào cuối năm 2019; Nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng (Đông Sơn). Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Hải, Công ty CP Sông Việt đã mạnh dạn đầu tư vốn cho các đội tàu đánh bắt xa bờ; Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa đầu tư thuê mặt nước liên kết nuôi ngao với nông dân huyện Nga Sơn... Công tác liên kết được triển khai giúp các nhà máy ổn định hơn nguồn nguyên liệu chế biến, bớt phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, hạ giá thành sản xuất, ổn định sản lượng chế biến, xuất khẩu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện toàn tỉnh có khoảng 600 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy, hải sản. Tuy nhiên, bên cạnh một số dự án lớn đã đi vào hoạt động, phần lớn các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông sản ở tỉnh ta vẫn còn nhỏ lẻ, công suất thấp, hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến mới chỉ sơ chế và xuất bán nguyên liệu thô bằng phương pháp thủ công truyền thống nên giá trị gia tăng không cao, tổn thất nhiều. Các nông sản chủ lực như lạc, cà chua, rau màu... sau khi thu hoạch, ngoài số lượng được bán ngay, số còn lại chủ yếu chỉ được sơ chế, đóng gói bao bì và tích trữ theo phương pháp cũ, lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng và thời gian bảo quản sản phẩm ngắn. Công nghệ chế biến cũng đang là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi khi chưa có nhiều cơ sở chế biến, giết mổ tập trung. Chế biến thủy sản vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế nên sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao... Phần đông nông dân vẫn chưa nhận thức đúng về việc thực hiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu gieo trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Nhiều nhà máy chế biến chưa đầu tư hoặc sử dụng dây chuyền lạc hậu, khả năng chế biến với một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh còn yếu, công suất chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu. Vẫn còn một số sản phẩm rau, củ, quả chính vụ không có thị trường tiêu thụ, nông dân phải chặt bỏ. Một số doanh nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế về vốn, công nghệ thiết bị, lao động có tay nghề cao, năng lực quản lý. Ngoài ra, việc tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung của các doanh nghiệp chế biến vẫn còn gặp nhiều khó khăn...

Từ thực trạng nêu trên, để giải quyết những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, sự ra đời của Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, sẽ phần nào tháo gỡ “nút thắt” cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Với nhóm chính sách “Hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ cao trong bảo quản, chế biến, nông, lâm, thủy sản”. Các tổ chức (doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ phải đảm bảo điều kiện như: bắt đầu thực hiện và hoàn thành việc đầu tư mới hoặc đổi mới toàn bộ công nghệ trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản trong khoảng thời gian từ ngày nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31-12-2025; công nghệ được đầu tư mới hoặc đổi mới phải thuộc danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14-3-2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 30-12-2020 của Thủ tướng Chính phủ, hoặc các văn bản thay thế của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm hỗ trợ; máy móc, thiết bị được đầu tư mới hoặc đổi mới toàn bộ phục vụ trực tiếp cho ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản phải mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; sản phẩm nông, lâm, thủy sản được bảo quản, chế biến phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, có nhãn hàng hóa và tem truy xuất nguồn gốc. Mức hỗ trợ là 30% tổng mức chi phí đầu tư. Mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Để sớm đưa chính sách vào thực tiễn sản xuất và đời sống, ngay sau khi Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND ra đời, Sở KH&CN đã ban hành Quyết định số 779/QĐ-SKHCN về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Theo đó, Sở KH&CN giao nhiệm vụ triển khai từng nội dung của nghị quyết cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở. Đồng thời, yêu cầu các phòng, ban, đơn vị triển khai chính sách đến các địa phương, tổ chức, cá nhân và hướng dẫn việc xây dựng hồ sơ hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân. Tiến hành khảo sát, lập cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khả năng và điều kiện để thụ hưởng chính sách. Trên cơ sở này, các ngành, đoàn thể và các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND gắn với hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, công nghệ sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch các vùng trồng trọt, chăn nuôi gắn với các sản phẩm ưu thế, chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, Sở KH&CN chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để phổ biến, tuyên truyền về chính sách đến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện chính sách, xử lý những vướng mắc, phát sinh... Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, lập và gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định. Ngoài ra, Sở KH&CN, Sở Tài chính phối hợp với các địa phương nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND để tham mưu, đề xuất HĐND tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Từ đó, mở ra “hành lang” thông thoáng cả về nhận thức và hành động để sớm đưa nghị quyết vào thực thi và mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]