(Baothanhhoa.vn) - Khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đất nước, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh ta đã chú trọng đầu tư cho KH&CN tạo chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA (29-7-1930 --- 29-7-2020)

Khoa học công nghệ “đi tắt đón đầu” sự phát triển

Khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đất nước, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh ta đã chú trọng đầu tư cho KH&CN tạo chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH bền vững.

Khoa học công nghệ “đi tắt đón đầu” sự phát triểnÁp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trồng tích hợp cho cây chanh leo tại huyện Bá Thước. Ảnh: Tr.H

“Đánh thức” nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nền nông nghiệp chiếm ưu thế, sản phẩm nông nghiệp khá đa dạng, phong phú. Qua quá trình phát triển, người nông dân đã nhận thức và mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ KH&CN mới vào sản xuất để cho ra những sản phẩm bước đầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước.

Là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào phát triển sản xuất, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp CNC Lam Sơn được đầu tư và đi vào hoạt động từ năm 2013, do Công ty CP Mía đường Lam Sơn đầu tư thực hiện, với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2013 - 2018 hơn 200 tỷ đồng. Từ cơ sở ban đầu, hàng năm công ty đã sản xuất từ 2,5 - 3 triệu cây giống mía invitro, 30 nghìn cây hoa lan hồ điệp, 50 nghìn các loại hoa khác, 50 ha nhà lưới sản xuất rau, hoa quả theo công nghệ Israel đã cho tổng sản lượng đạt gần 2 nghìn tấn rau quả bảo đảm chất lượng. Những năm sau đó, công ty tiếp tục đầu tư sản xuất 200 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ điều khiển dinh dưỡng tự động.

Có thể khẳng định, mô hình tiên phong về ứng dụng CNC của Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã mở ra hướng mới trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Với kỳ vọng phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng CNC, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thanh Hóa tại huyện Thọ Xuân và là một trong 20 khu nông nghiệp ứng dụng CNC của cả nước. Trên cơ sở phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29-6-2015, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thanh Hóa đến năm 2020, với tổng diện tích 1.000 ha. Trong đó, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC là 485,4 ha, gồm: Vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng CNC 161,45 ha; vùng sản xuất hoa, cây cảnh ứng dụng CNC 42,02 ha; vùng sản xuất mía đường ứng dụng CNC 103,07 ha; khu chăn nuôi ứng dụng CNC 51,2 ha...

Cùng với việc xây dựng các mô hình ứng dụng CNC, tại các huyện, thị xã, thành phố cũng đã triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, cơ giới hóa đồng bộ, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, phát triển trang trại, làng nghề, chăn nuôi an toàn sinh học, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm; trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới tính cho bò sữa, thụ tinh nhân tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, phối giống cho 30.000 - 40.000 bò cái nền có chửa hàng năm. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật, công nghệ mô, hom trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, qua đó đã xây dựng được 15 nguồn giống, tuyển chọn cây mẹ, làm giống được 5.000 cây trội với 12 loài...

Việc chú trọng ứng dụng CNC và phát triển nông nghiệp theo hướng CNC thực sự đã tạo ra sự chuyển mình lớn cho nền nông nghiệp của tỉnh. Điều này được minh chứng rõ khi tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ước đạt gần 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Kết quả việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã góp phần lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao. Tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế lớn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Đặc biệt, người nông dân đã nâng cao nhận thức về KH&CN và sử dụng hiệu quả vào sản xuất, tạo tiền đề đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà đạt được mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo đề án tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới.

Động lực cho sự phát triển

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH; đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN phát triển. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH điều đó đã được khẳng định, quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới. Tại tỉnh ta, những năm gần đây, ngành KH&CN được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển như là một ngành kinh tế tổng hợp, là công cụ then chốt phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Nắm bắt được lợi thế đó, Sở KH&CN đã chủ động, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách, đề án, chương trình, nội dung, giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định KH&CN là 1 trong 4 khâu đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh. Nhờ đó, sự nghiệp KH&CN bước đầu đã trở thành động lực quan trọng nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Đóng góp của KH&CN cho tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 38,56%, tăng mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt 6,2%. Thanh Hóa đã thành lập Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, Trung tâm Đào tạo chuyển giao công nghệ thông tin; các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KH&CN được đẩy mạnh, đã chuyển giao và ứng dụng thành công nhiều quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các kỹ thuật mới, phức tạp trong khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Số lượng, chất lượng nhiệm vụ KH&CN được triển khai tăng mạnh, trong đó có 33 nhiệm vụ cấp quốc gia, gấp 2 lần giai đoạn 2011-2015. Đã có 44 sản phẩm của địa phương được xây dựng tiêu chuẩn và được bảo hộ về sở hữu trí tuệ. 100% dự án đầu tư có nguy cơ tác động đến môi trường được thẩm định công nghệ theo quy định; 36/36 cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, 27/27 UBND cấp huyện, 100% UBND xã, phường, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng ISO 9001. Theo đó nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh tăng về số lượng, chất lượng. Xây dựng được 4 nhóm chuyên gia KH&CN trên các lĩnh vực nông nghiệp, y học, công nghệ thông tin; toàn tỉnh hiện có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, tăng 8% so với năm 2015. Kinh phí từ ngân sách đầu tư cho KH&CN trong giai đoạn 2016-2020 gấp 1,4 lần giai đoạn trước đó.

Kết quả hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, là nền tảng vững chắc, then chốt phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để KH&CN thực sự là động lực cho phát triển, cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng và thực thi các chính sách phát triển KH&CN; sự chủ động trong đầu tư nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Đặc biệt, cần bám sát kế hoạch hành động của tỉnh, của Trung ương trong thực hiện khâu đột phá về KH&CN phục vụ phát triển KT-XH, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu KH&CN, xây dựng nền tảng cho hành trình CNH, HĐH trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]