(Baothanhhoa.vn) - Nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa, góp phần thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo cũng như tôn vinh sự đóng góp của các nhà khoa học, tổ chức, cá nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góp phần thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các tổ chức, cá nhân

Góp phần thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các tổ chức, cá nhân

Đại diện Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa trao thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải trong hội thi năm 2018-2019.

Nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa, góp phần thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo cũng như tôn vinh sự đóng góp của các nhà khoa học, tổ chức, cá nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa được tổ chức 2 năm/1 lần, gồm 6 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông - vận tải; vật liệu, hóa chất, năng lượng; nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; y, dược; giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của hội thi nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất và đời sống; tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong lao động, sáng tạo của đội ngũ trí thức, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước. Theo đó, để hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo các tổ chức, cá nhân và mang lại hiệu quả thiết thực, Liên hiệp hội (LHH) đã chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo... xây dựng kế hoạch tổ chức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thành lập ban tổ chức hội thi, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, đơn vị. Đặc biệt, sau mỗi lần tổ chức hội thi đều đánh giá lại những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Đến nay, qua 10 lần tổ chức đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, giải pháp sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thi.

Đơn cử như tại hội thi năm 2016-2017, ban tổ chức đã tiếp nhận 59 giải pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia. Qua các vòng chấm, ban tổ chức đã chọn 27 giải pháp có tính sáng tạo và khả năng ứng dụng thực tiễn cao để trao giải. Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông có 8 giải pháp đạt giải; lĩnh vực cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông - vận tải có 7 giải pháp đạt giải; lĩnh vực vật liệu, hóa chất, năng lượng có 3 giải pháp đạt giải; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường có 6 giải pháp đạt giải... Căn cứ kết quả trên, ban tổ chức cùng với các chuyên gia đã hướng dẫn 3 tác giả đạt giải nhất, 2 tác giả đạt giải nhì, 6 tác giả đạt giải ba và 9 trong số 16 giải khuyến khích đạt điểm cao hoàn thiện hồ sơ tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Kết quả có 2 giải pháp đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc, gồm: Giải pháp “Kính dành cho người mù” của nhóm tác giả Phạm Tiến Nam, Trịnh Đức Mạnh và Trịnh Minh Vương, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Lang Chánh và giải pháp “Cải tiến phương án nấu tráng vệ sinh nồi nấu đường liên tục B&C nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất” của tác giả Nguyễn Thành Luân, cán bộ Nhà máy đường số 2, Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Tại hội thi năm 2018-2019 vừa được ban tổ chức tổng kết và trao giải mới đây cũng có nhiều giải pháp, sáng kiến được đánh giá cao. Đơn cử như, giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong công tác cấp căn cước công dân lưu động” của nhóm tác giả thuộc đơn vị Công an tỉnh; giải pháp “Cải tiến kỹ thuật thi công khoan nổ mìn phá đá làm nền đường đào không dùng vật liệu nổ” của tác giả Nguyễn Đình Quân thuộc Tổng Công ty Công trình giao thông 1 Thanh Hóa; giải pháp “Móc dây võng chống nước thay thế cọc phụ trong mắc võng trú quân” của tác giả Lê Đăng Tá, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; giải pháp “Hệ thống tưới cây thông minh kết hợp công nghệ wifi và sóng viễn thông” của nhóm tác giả thuộc Trường THCS Minh Khai (TP Thanh Hóa)... Được biết, trong hội thi năm 2018-2019, ban tổ chức đã lựa chọn 23/52 giải pháp, sáng kiến tham gia để trao giải. Trong đó có 3 giải nhất, 4 giải nhì; 5 giải ba và 11 giải khuyến khích.

Theo đánh giá của LHH, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa đã và đang được các sở, ngành, đơn vị và các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ. Qua hội thi đã động viên, khích lệ, thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo về khoa học kỹ thuật của cán bộ, viên chức, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều đề tài, giải pháp khoa học kỹ thuật sau khi đạt giải được đưa vào áp dụng phục vụ sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cũng theo đại diện lãnh đạo LHH, để hội thi thực sự là sân chơi trí tuệ, bổ ích, là phong trào lao động sáng tạo, phát triển rộng khắp, công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của hội thi cần phải được đẩy mạnh hơn nữa dưới nhiều hình thức với sự vào cuộc của các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm xây dựng cơ chế hỗ trợ thích đáng để các ý tưởng sáng tạo trở thành nền tảng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, để các nhà khoa học, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp KH&CN tỉnh nhà.

Lê Phong


Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]