Để thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhà nước và doanh nghiệp cần khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiến tới thực thi CPTPP - Sẵn sàng các điều kiện cần thiết

Để thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhà nước và doanh nghiệp cần khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

CPTPP đã chính thức được ký kết. Lợi ích kỳ vọng khi tham gia CPTPP không lớn như TPP trước đây, song các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách khẳng định, nếu có sự chuẩn bị tốt, Việt Nam vẫn có thể thu được những lợi ích lớn từ hiệp định này. Bởi lẽ, CPTPP cam kết cắt giảm thuế quan rất mạnh, gần như 100% sản phẩm hàng hóa vào thị trường của nhau giữa 11 đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan ngay hoặc theo lộ trình khi CPTPP có hiệu lực. Hàng hóa và doanh nghiệp (DN) của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường tiếp cận thị trường 10 nước đối tác khác, trong đó có những thị trường tiềm năng Việt Nam hướng đến nhưng chưa ký kết FTA như Canada, Mexico hay Bruney; đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới và sự lựa chọn rộng hơn cho DN và hàng hóa Việt Nam tại các thị trường Việt Nam đã ký kết FTA như: Nhật Bản, Úc, New Zealand...

CPTPP cũng cam kết mạnh mở cửa dịch vụ, bảo hộ đầu tư, điều này sẽ giúp Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là thu hút đầu tư vào các lĩnh vực cần khuyến khích và có nhu cầu như nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ cao. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hơn công cuộc cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế.

Bà Phùng Thị Lan Phương - Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) – cho rằng, bên cạnh cơ hội, sức ép cạnh tranh đối với DN và hàng hóa, cải cách thể chế đối với Việt Nam cũng rất lớn. Nội dung CPTPP có nhiều cam kết liên quan đến cạnh tranh, môi trường, lao động, mua sắm công, DN nhà nước..., thậm chí cả một số vấn đề bên trong đường biên giới mà Việt Nam chưa từng cam kết. Để đáp ứng đòi hỏi thực thi CPTPP, cả DN và cơ quan nhà nước ngay từ bây giờ cần khẩn trương, nỗ lực chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết nhằm tận dụng hiệu quả các cơ hội, giảm thiểu các thách thức.

Theo đại diện VCCI, so với các FTA khác, CPTPP được các cơ quan nhà nước cũng như cộng đồng DN Việt Nam rất quan tâm. Một số DN đã nghiên cứu các cam kết trong TPP và xây dựng chiến lược kinh doanh. Về cơ bản, nội dung CPTPP không khác nhiều so với phiên bản TPP, một số công việc cả nhà nước và DN đã chuẩn bị đón đầu TPP trước đây nay vẫn còn hữu ích đối với CPTPP. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi động ban đầu cho một quá trình thực thi dài hạn CPTPP. Để khai thác tốt cơ hội, hạn chế thách thức, các cơ quan nhà nước hữu quan cần phải tiến hành rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật trong nước cho tương thích với CPTPP. Cần có sự phối hợp của nhiều bộ, ban, ngành và sự tham gia của cộng đồng DN khi sửa đổi các quy định pháp luật làm sao vừa phù hợp với CPTPP, vừa mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước, cho DN. Quá trình sửa đổi pháp luật, cần có sự tham vấn chặt chẽ cộng đồng DN; thực hiện minh bạch, đồng bộ, liên tục, tránh các trường hợp tham vấn rời rạc, tham vấn chỉ tập trung ở một số ngành, DN lớn.

Đối với cộng đồng DN, cần khẩn trương nắm bắt tình hình, tìm hiểu kỹ nội dung các cam kết từ CPTPP có liên quan đến ngành nghề, hoạt động của mình; đánh giá những tác động, xây dựng các kế hoạch, điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đón đầu cơ hội, giảm thiểu thách thức..

Theo Baocongthuong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]