(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) và CNTT chính là cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề môi trường toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự chủ động để tiếp nhận và thích ứng. Với nhận thức trên, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp; trong đó, then chốt là phát triển các ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nhập quốc tế - thực trạng và yêu cầu đặt ra đối với các lĩnh vực kiểm toán mới

Trong quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) và CNTT chính là cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0, các vấn đề môi trường toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự chủ động để tiếp nhận và thích ứng. Với nhận thức trên, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp; trong đó, then chốt là phát triển các loại hình kiểm toán mới, như: Phát triển kiểm toán CNTT, kiểm toán môi trường và kiểm toán hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Indonexia tăng cường hợp tác.

Việc vận dụng kinh nghiệm quốc tế về phát triển kiểm toán CNTT của KTNN được thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực. Nhận thức được vai trò của CNTT trong hoạt động kiểm toán, đặc biệt là việc sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán, trong thời gian qua, KTNN đang triển khai xây dựng chiến lược và khung kiến trúc CNTT của KTNN đến năm 2030. Xây dựng, đưa vào sử dụng một số phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán. Kết quả ban đầu cho thấy, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán không chỉ góp phần giúp kiểm toán viên có công cụ tương thích với hệ thống CNTT của đơn vị kiểm toán mà còn góp phần tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động kiểm toán. Căn cứ định hướng của INTOSAI về phát triển kiểm toán CNTT, trong thời gian qua, KTNN đã thực hiện lồng ghép kiểm toán CNTT trong một số cuộc kiểm toán đối với các đơn vị, lĩnh vực sử dụng CNTT trong quản lý, điều hành nhằm hỗ trợ, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ; trong đó, trọng tâm là đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống CNTT... Thông qua việc ứng dụng các kỹ thuật kiểm toán trong môi trường CNTT đã hỗ trợ các kiểm toán viên trong việc theo dõi các nguồn kinh phí; tổng hợp số liệu và phát hiện các hành vi theo dõi và báo cáo các thông tin thiếu trung thực về quản lý đất đai, lập sổ bộ thu thuế đất phi nông nghiệp... Mô hình kiểm toán hệ thống CNTT mặc dù còn mới nhưng hứa hẹn là lĩnh vực KTNN cần tập trung nghiên cứu, thực hiện trong thời gian tới khi công nghiệp 4.0 được ứng dụng trong thực tiễn và môi trường CNTT trở nên phổ biến tại các đơn vị được kiểm toán.

Quá trình CNH, HĐH đã và đang thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả ở trong và ngoài nước về ô nhiễm môi trường, suy giảm sinh học và biến đổi khí hậu, đòi hỏi sự hợp tác và các giải pháp chung trong khu vực và trên toàn thế giới. Trước những thách thức đó, KTNN đã xác định trách nhiệm và vai trò của cơ quan kiểm toán trong việc bảo vệ môi trường nói riêng và thúc đẩy phát triển bền vững nói chung. Năm 2008, sau khi trở thành thành viên nhóm công tác về kiểm toán môi trường của ASOSAI, KTNN Việt Nam đã nghiên cứu, thiết lập bộ máy và triển khai thí điểm các cuộc kiểm toán về môi trường. Đây là các cuộc kiểm toán nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp của địa phương; việc thực hiện giải pháp giảm sử dụng túi ni lông thông thường tại TP Hồ Chí Minh... Qua kiểm toán bước đầu phát hiện và kiến nghị một số bất cập trong quản lý của cơ quan Nhà nước đối với các hoạt động tiềm ẩn rủi ro tác động xấu tới môi trường. Đây là tiền đề để KTNN tổ chức đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu ưu nhược điểm của các phương pháp tổ chức kiểm toán môi trường hiện nay để có giải pháp hoàn thiện và tổ chức hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này. Thực tế, việc đánh giá tác động môi trường trong hoạt động kiểm toán tuân thủ, kiểm toán tài chính của KTNN đã và đang được thực hiện trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là các cuộc kiểm toán chuyên đề liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường, như: Kiểm toán Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiểm toán Chương trình giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm toán Dự án chuyển hóa Carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam (LCEE)... Thông qua việc đánh giá tác động môi trường trong kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính đã góp phần hỗ trợ kiểm toán viên đạt được các mục tiêu kiểm toán đề ra, mặt khác cũng là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các kết luận, kiến nghị và giải pháp về các vấn đề môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung; đồng thời, là cơ sở để KTNN tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, mở rộng lồng ghép đánh giá tác động môi trường trong các cuộc kiểm toán thời gian tới. Đồng thời, kiểm toán môi trường không chỉ là một lĩnh vực mới, đây còn là lĩnh vực có liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới, đặc biệt là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Với nhận thức trên, KTNN đã triển khai nhiều giải pháp về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán môi trường để vừa học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm vừa phối hợp thực hiện các mục tiêu kiểm toán chung... Tham gia hội thảo và chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia trong khu vực về kiểm toán môi trường, KTNN Việt Nam đã đề xuất và được cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á chấp thuận chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” cho Đại hội ASOSAI 14 tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để KTNN tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm toán môi trường; đồng thời, thể hiện nỗ lực và đóng góp thiết thực của KTNN Việt Nam đối với công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của thế giới nói chung và giải quyết thách thức về môi trường toàn cầu nói riêng.

Thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến 2020 về đa dạng hóa các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật KTNN, trọng tâm là đẩy mạnh kiểm toán hoạt động để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, KTNN đã tổ chức nghiên cứu ban hành chuẩn mực, quy trình kiểm toán hoạt động; thiết lập bộ máy để triển khai áp dụng kiểm toán hoạt động trong thực tiễn kiểm toán thông qua các hình thức tổ chức kiểm toán chủ yếu. Đó là, lồng ghép nội dung kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán tài chính: Thực hiện lồng ghép nội dung kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán tài chính, đặc biệt là kiểm toán quyết toán ngân sách các bộ, ngành và địa phương đã được KTNN thực hiện trong nhiều năm gần đây. Trong đó, tại các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước, KTNN đều đặt ra mục tiêu, nội dung và bố trí thời gian, nhân lực để thực hiện “đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công” của các bộ, ngành, địa phương được kiểm toán.

Việc thực hiện kiểm toán chuyên đề đang được KTNN đẩy mạnh trong những năm gần đây nhằm tập trung đánh giá sâu và toàn diện về một chủ đề hoặc nội dung được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm. Qua đó, KTNN đã kịp thời kiến nghị Đảng, Quốc hội và Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ nhiều cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật không phù hợp hoặc tiềm ẩn rủi ro thất thoát tài chính công, tài sản công. Kiểm toán hoạt động độc lập, triển khai áp dụng chuẩn mực ISSAI 300 và 3000, KTNN đã nghiên cứu để thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập theo đúng quy trình và chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Hàng năm, KTNN luôn ưu tiên lựa chọn các chương trình mục tiêu, các dự án, các chủ đề được dư luận xã hội quan tâm hoặc có rủi ro cao về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực để tổ chức kiểm toán hoạt động. Đến nay số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động độc lập chiếm khoảng 10-15% số lượng các cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện và có xu hướng tăng dần qua từng năm. Kết quả kiểm toán bước đầu cho thấy, kiểm toán hoạt động sẽ là xu hướng phát triển tất yếu của KTNN.

Với nỗ lực hội nhập và phát triển, tinh thần học hỏi và chia sẻ với cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao khu vực và thế giới, KTNN Việt Nam đang từng bước hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, phát triển các loại hình kiểm toán mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển cũng như khẳng định vai trò, địa vị pháp lý của KTNN Việt Nam; thể hiện trách nhiệm và nỗ lực đóng góp của KTNN với cộng đồng quốc tế vì mục tiêu minh bạch tài chính và phát triển bền vững.

Trần Khánh Hòa

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kiểm toán Nhà nước Việt Nam



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]