Đây là một câu hỏi lớn khiến báo giới tốn khá nhiều giấy mực trong những ngày qua, sau khi Trung Quốc và Italy ký một loạt thỏa thuận trị giá nhiều tỷ euro, trong đó có Bản ghi nhớ (MoU) về việc Italy tham gia “ Sáng kiến Vành đai - Con đường ” (BRI), nhân chuyến thăm chính thức Italy của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 21-23/3.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liệu Italy có trở thành "Con ngựa thành Troy" của Trung Quốc?

Đây là một câu hỏi lớn khiến báo giới tốn khá nhiều giấy mực trong những ngày qua, sau khi Trung Quốc và Italy ký một loạt thỏa thuận trị giá nhiều tỷ euro, trong đó có Bản ghi nhớ (MoU) về việc Italy tham gia “ Sáng kiến Vành đai - Con đường ” (BRI), nhân chuyến thăm chính thức Italy của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 21-23/3.

Liệu Italy có trở thành “Con ngựa thành Troy” của Trung Quốc?

Tổng cộng 29 thỏa thuận đã được ký kết với giá trị ban đầu là 2,5 tỷ euro và có thể tăng lên tới 20 tỷ euro sau đó. Trong số này có 10 thỏa thuận liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, thép, tài chính và đóng tàu. Số còn lại chủ yếu mang tính thể chế, như thỏa thuận hợp tác về thương mại điện tử, thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần.

Trong lĩnh vực văn hóa, hai bên cam kết ngăn chặn nạn buôn bán cổ vật bất hợp pháp và phía Italy đồng ý trao trả 796 cổ vật vốn dĩ thuộc về Trung Quốc. Kết quả chuyến thăm Italy của ông Tập Cận Bình được hai bên đánh giá là thành công, phản ánh rõ nét mối quan hệ song phương đang ngày càng phát triển. Italy và Trung Quốc thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2004 và kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đã vượt mức 50 tỷ USD.

Với việc ký tham gia BRI, Italy kỳ vọng các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc sẽ giúp nước này phục hồi nền kinh tế vốn đang khó khăn và trên thực tế đã rơi vào tình trạng “suy thoái kỹ thuật.”

Trường hợp của Italy cũng tương tự như của Bồ Đào Nha và Hy Lạp trước đây, nhưng “phần thưởng” mà Trung Quốc dành cho Italy lần này lớn hơn. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã mô tả làn sóng đầu tư mới từ Trung Quốc là “nước cờ địa chính trị” góp phần thúc đẩy quan hệ song phương. Italy có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc, một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng.

Về phía Trung Quốc, việc thu hút được Italy tham gia BRI có thể coi là một thành công, mở cánh cửa để Bắc Kinh tiến sâu vào châu Âu. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã nhất trí đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển ở các thành phố Trieste, Genoa thuộc miền Bắc Italy và Palermo ở miền Nam.

Điều này có thể giúp hàng hóa của Trung Quốc tiếp cận châu Âu nhanh và thuận lợi hơn. Ví dụ, cảng Trieste của Italy có các tuyến đường sắt trực tiếp kết nối với phần còn lại của châu Âu đồng thời cũng có một cơ chế ưu đãi đặc biệt về thuế quan.

Ngoài ra, nếu tình hình tiến triển thuận lợi, Trung Quốc có thể đề xuất việc đặt một số cơ sở sản xuất của mình ngay tại Italy nhằm tạo cú hích mạnh mẽ cho hàng hóa của Trung Quốc đổ vào châu Âu.

Nhưng việc Italy ký MoU với Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa hai đảng trong liên minh cầm quyền ở đất nước hình “chiếc ủng” và khiến nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) quan ngại.

Đảng dân túy “Phong trào 5 Sao” của Thủ tướng Conte và Phó Thủ tướng Luigi Di Maio ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, trong khi đảng cực hữu Liên đoàn của Phó Thủ tướng Matteo Salvini lại muốn tìm cách duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ.

Liệu Italy có trở thành “Con ngựa thành Troy” của Trung Quốc?Ngân hàng Carige Italia ở Rome, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, Thủ tướng Conte khẳng định bản MoU giữa Italy và Trung Quốc sẽ không gây bất kỳ mối nguy cơ nào cho lợi ích quốc gia của Italy và hoàn toàn phù hợp với chiến lược của EU.”

Theo ông Conte, bản ghi nhớ này không ràng buộc về mặt pháp lý và cũng không ảnh hưởng đến vị thế địa chính trị của Italy. Nó chỉ đơn thuần là một thỏa thuận về kinh doanh, thương mại và sẽ không làm thay đổi các quan hệ giữa Italy với Mỹ và EU.

Cùng chung quan điểm, Phó Thủ tướng Di Maio nhấn mạnh Italy vẫn duy trì quan hệ liên minh chặt chẽ với Mỹ, trong NATO cũng như với các đối tác châu Âu khác, song vẫn phải tính đến lợi ích kinh tế của riêng mình.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Salvini đã công khai bày tỏ các mối quan ngại về an ninh trước việc Trung Quốc muốn tiếp cận những cơ sở hạ tầng quan trọng của Italy, đồng thời nhận định BRI có thể khiến nước này phải gánh nhiều khoản nợ hơn.

Trên bình diện quốc tế, nhiều nước châu Âu cho rằng thỏa thuận giữa Italy và Trung Quốc có nguy cơ gây chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên thuộc EU. Một số ý kiến chỉ trích BRI chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho các công ty của Trung Quốc và có khả năng tạo nên các “bẫy nợ” ở những nước nghèo.

Pháp mới đây đã bày tỏ lập trường chỉ ưu tiên “những dự án cụ thể” với Trung Quốc, chứ không có kế hoạch thực hiện cách tiếp cận tương tự như của Italy.

Ủy viên Phụ trách ngân sách của EU Günther Oettinger thì khuyến nghị EU cần phải có quyền phủ quyết những thỏa thuận cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ ở châu Âu nếu chúng mâu thuẫn với các lợi ích của khối.

Mỹ cũng tỏ ý phản đối Italy tham gia BRI, đồng thời cảnh báo việc này có thể hủy hoại uy tín của Italy trên trường quốc tế. Giới phân tích đánh giá vấn đề khiến Washington quan ngại nhất là việc Rome cho phép một công ty nhà nước của Trung Quốc được tiếp cận hai cảng biển của Italy, trong đó có một cảng đang được Hải quân Mỹ sử dụng và chỉ cách căn cứ không quân lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở khu vực Địa Trung Hải khoảng 100km.

Có ý kiến nhận định Italy có thể trở thành “ Con ngựa thành Troy ” của Trung Quốc do đầu tư của Trung Quốc sẽ khiến Rome phải tìm cách xoa dịu “lập trường không khoan nhượng” của những cường quốc châu Âu khác đối với Bắc Kinh.

Thỏa thuận của Italy với Trung Quốc về BRI chắc chắn sẽ bao gồm một chương trình nghị sự cụ thể. Nhưng theo một số nhà phân tích, tầm quan trọng thực sự của nó không phải là về các khoản đầu tư, xây dựng cảng biển, hay tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa của Trung Quốc. Thay vào đó, mục tiêu cao nhất của Bắc Kinh có lẽ là nhằm tạo dựng ảnh hưởng đối với EU thông qua Italy.

Trước khi BRI được ông Tập Cận Bình công bố vào năm 2013, đầu tư của Trung Quốc vào Italy, hoặc các nước châu Âu khác, vẫn không hề bị cản trở. Trong 15 năm qua, Anh đã thu hút khoảng 90 tỷ euro đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc.

Đức đã thu hút khoảng 45 tỷ euro và Italy 22 tỷ euro. Italy là thành viên sáng lập EU, nhà sản xuất các sản phẩm công nghiệp lớn thứ hai châu Âu (sau Đức), thành viên Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và cũng là một trụ cột trong NATO.

Tuy nhiên, việc Italy ký MoU với Trung Quốc không phải là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về mặt chiến lược của Rome đối với phương Tây. Nó có thể chỉ khiến Italy phần nào ngả về không gian ảnh hưởng đang mở rộng của Trung Quốc. Đây là điều quan trọng trong bối cảnh EU đang tái đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc và đang tranh luận khả năng có nên áp dụng cách tiếp cận cứng rắn với Bắc Kinh như khối này từng làm cách đây 30 năm hay không.

Italy không phải là đồng minh của Trung Quốc, nhưng một số nhà phân tích dự đoán Rome có thể sẽ ít nhiều ngả theo hướng có lợi cho chương trình nghị sự chiến lược của Bắc Kinh. Đây lại là một vấn đề đối với EU.

Nếu Italy tác động nhằm xóa bỏ những khía cạnh gây bất lợi cho Trung Quốc trong bất kỳ đề xuất chính sách mới nào của EU, việc này có thể được coi là “món quà quý giá” đối với Bắc Kinh./.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]