(Baothanhhoa.vn) - Đảng ta xác định phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy, nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục, cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đã đặc biệt quan tâm đầu tư về mọi mặt, nhất là đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học đáp ứng yêu cầu đổi mới và vì sự phát triển bền vững của giáo dục.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp vì sự phát triển bền vững

Đảng ta xác định phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy, nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục, cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đã đặc biệt quan tâm đầu tư về mọi mặt, nhất là đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) trường, lớp học đáp ứng yêu cầu đổi mới và vì sự phát triển bền vững của giáo dục.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp vì sự phát triển bền vững

Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, ngành chức năng và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, khuôn viên Trường THPT Thiệu Hóa được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

Nếu như năm học 2009-2010 trở về trước, Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) mới chỉ được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, CSVC phục vụ học tập còn đơn sơ thì đến nay, nhà trường đã thực sự khang trang, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Đây là kết quả của sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương và cũng là kết quả của việc vận dụng thành công, hiệu quả chủ trương xã hội hóa (XHH) giáo dục. Theo đó, từ năm 2011 đến nay, Trường Tiểu học Ba Đình đã được đầu tư nhiều hạng mục quan trọng như phòng học mới, bê tông hóa sân trường, xây dựng thư viện chuẩn, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, bàn ghế... với kinh phí lên tới hàng tỷ đồng. Kết quả đầu tư này vừa làm thay đổi bộ mặt trường, lớp, vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Đến Trường THPT Thiệu Hoá hôm nay nhiều người sẽ ấn tượng với những hàng cây xanh mát dọc lối vào, khuôn viên nhà trường khang trang, sạch, đẹp, phòng học kiên cố cao tầng với đầy đủ trang thiết bị dạy và học... Theo thầy Lê Đăng Điển, hiệu trưởng nhà trường, đó là kết quả sau nhiều năm làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và thực hiện chủ trương XHH giáo dục của nhà trường. 3 năm học gần đây, nhà trường đã được đầu tư nhiều hạng mục như nhà đa năng, cổng trường, khuôn viên sân trường, trang thiết bị phòng học bộ môn... theo hướng hiện đại, kiên cố. Qua đó, tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tại Trường THCS Tố Như (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa) cũng vậy, từ năm 2017 đến nay, nhà trường đã được đầu tư xây dựng mới 2 phòng học bộ môn, 1 phòng máy vi tính, phòng học âm nhạc, mỹ thuật; cải tạo lại khuôn viên sân trường, cổng trường, trang bị thêm 77 bộ bàn ghế học sinh mới... Cùng với đó, nhà trường đã huy động được trên 400 triệu đồng từ các nhà hảo tâm, cựu học sinh xây dựng mới công trình nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, mua sắm máy vi tính, máy chiếu, ti vi thông minh hỗ trợ hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Qua đánh giá, xếp loại, mỗi năm nhà trường có trên 75% học sinh đạt học lực khá, giỏi; từ 80 - 100 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, 5 - 10 học sinh giỏi cấp tỉnh...

Thống kê của ngành chức năng cho thấy, từ năm 2016 đến nay, tổng kinh phí đầu tư CSVC, trường học, kể cả XHH trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.400 tỷ đồng, trong đó, chương trình Trái phiếu Chính phủ là 524 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này nhiều trường học đã được đầu tư các hạng mục phòng, lớp học, nhà hiệu bộ, trang thiết bị giáo dục... theo hướng khang trang, hiện đại. Đơn cử như, toàn tỉnh đã xây dựng 26 trường THPT đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí 173 tỷ đồng; trang bị đồ dùng dạy học cho 24 trường THPT với kinh phí 16 tỷ đồng; xây nhà ở nội trú cho 32 trường với tổng kinh phí 151 tỷ đồng; đầu tư xây dựng 189 phòng học cho các trường mầm non, tiểu học thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn từ nguồn Trái phiếu Chính phủ... Ngoài ra, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, trong năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường với tổng kinh phí gần 130 tỷ đồng. Chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện chương trình sách lớp 2 và lớp 6 trong năm học 2021-2022, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt 145 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ dạy và học... Hiện, Sở GD&ĐT đã và đang tham mưu xây dựng các chương trình, dự án như, chương trình đầu tư CSVC, trang thiết bị giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025; Dự án mua sắm trang thiết bị triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025”... nhằm huy động và phát huy tối đa nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nhiều năm qua, ngành giáo dục, chính quyền các địa phương không ngừng khuyến khích, huy động các nguồn lực, nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức như góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng... để góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư CSVC cho giáo dục. Đến nay, toàn tỉnh đã có 66 dự án XHH giáo dục được chấp thuận chủ trương đầu tư với mức vốn đăng ký lên tới hơn 4.291 tỷ đồng. Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay: Ngoài ngân sách Nhà nước, trong giai đoạn hiện nay, XHH giáo dục có vai trò hết sức quan trọng. Để phát huy tối đa nguồn lực này, thời gian tới Sở GD&ĐT sẽ tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch, định mức thu, chi trong huy động XHH phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh, của các vùng, miền trong tỉnh. Từ đó, các địa phương, các nhà trường có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Cùng với đó, tiếp tục kéo dài thời gian và duy trì hiệu quả chính sách XHH giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách XHH giáo dục tiểu học nhằm tăng thêm nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Quan điểm của ngành là đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và ưu tiên các nguồn lực cho các trường thuộc địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, Sở GD&ĐT sẽ tăng cường chỉ đạo các nhà trường sử dụng các nguồn đầu tư CSVC, mua sắm trang thiết bị phù hợp với chương trình học, với từng địa phương cũng như nhu cầu của mỗi nhà trường, tránh lãng phí và bất cập trong quá trình sử dụng.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài và ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]