(Baothanhhoa.vn) - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể, nỗ lực của các cấp hội khuyến học (HKH) cùng sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT) trong nhiều năm qua đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Phát triển toàn diện phong trào khuyến học - khuyến tài

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể, nỗ lực của các cấp hội khuyến học (HKH) cùng sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, phong trào khuyến học, khuyến tài (KHKT) trong nhiều năm qua đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Phát triển toàn diện phong trào khuyến học - khuyến tài

Đại diện HKH tỉnh và Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng của Công ty Xi măng Long Sơn cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác KHKT, ngày 16-9-2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg, lấy ngày 2-10 hằng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam để động viên các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác KHKT, xây dựng xã hội học tập (XHHT); tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác KHKT. Thực tế, không phải đến khi có Ngày Khuyến học Việt Nam thì hoạt động KHKT trong cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng mới được thực hiện mà từ lâu, hoạt động KHKT đã trở thành phong trào rộng lớn, phát triển rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, sự ra đời của Ngày Khuyến học Việt Nam đã làm phong trào KHKT chuyển mình mạnh mẽ. Không ít học sinh, sinh viên (HSSV), nhất là HSSV nghèo, gia đình chính sách, HSSV giỏi đã được thụ hưởng từ kết quả của phong trào KHKT.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, cấp ủy, chính quyền và HKH các cấp đã tạo chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về xây dựng XHHT, đẩy mạnh phong trào KHKT. Theo thống kê của HKH tỉnh, hiện nay, các cấp HKH đã và đang thu hút hơn 983.900 hội viên tham gia công tác KHKT, chiếm trên 27% dân số toàn tỉnh. Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp Nhân dân đã đưa phong trào KHKT của tỉnh phát triển sâu rộng, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, các cấp HKH đã tích cực huy động mọi nguồn lực hỗ trợ các mặt hoạt động của khuyến học. Đặc biệt, các cấp hội đã dành nhiều thời gian tâm huyết, kiên trì, liên tục, nỗ lực và sáng tạo nhiều mô hình, biện pháp hỗ trợ ngành giáo dục và các nhà trường. Hội cơ sở và các chi hội khuyến học ở khu dân cư đã sáng tạo trong quản lý học sinh bằng tiếng trống, tiếng kẻng, loa phát thanh khuyến học; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, cắm trại, tham quan; các hoạt động xã hội ở cộng đồng, xây dựng góc học tập, xây dựng tủ sách khuyến học; tổ chức các lớp học tình thương và dạy thêm cho học sinh yếu kém không thu tiền... Nhờ đó đã xác lập được mối quan hệ thực chất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội. Ngoài ra, các cấp HKH luôn kiên trì vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần để ngăn chặn học sinh có nguy cơ bỏ học, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp; giúp đỡ và vận động trẻ khuyết tật đến trường hòa nhập; vận động các nhà tài trợ ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học; khen thưởng cho hàng chục nghìn lượt HSSV khá, giỏi…

Trong xây dựng quỹ, nhờ đẩy mạnh xã hội hóa, quỹ khuyến học của tỉnh Thanh Hóa luôn đứng đầu cả nước, với số tiền hiện lên tới trên 338,2 tỷ đồng. Trong đó, nhiều huyện có số quỹ hàng chục tỷ đồng, như Hoằng Hóa, Yên Định, Nông Cống, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa… Quỹ khuyến học cấp xã cũng tăng nhanh, số xã có quỹ khuyến học từ 100 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ cao, trong đó nhiều xã có quỹ khuyến học lên tới hàng tỷ đồng như: Ngư Lộc (Hậu Lộc); Nga Hưng (Nga Sơn), Định Tân (Yên Định)… Cùng với các đơn vị, đoàn thể, quỹ khuyến học tỉnh còn ghi nhận sự đóng góp của con em xa quê có tấm lòng hảo tâm, luôn hướng về quê hương. Đơn cử như trong năm 2021, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ trên 8 tỷ đồng tiền quỹ khuyến học. Tiêu biểu như ông Cao Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Ngọc Bảo Tiến Đạt ủng hộ 1,5 tỷ đồng, Câu lạc bộ Golf Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh ủng hộ 250 triệu đồng… Trong chương trình “Tết khuyến học” xứ Thanh năm 2022, lãnh đạo tỉnh đã phát động, kêu gọi xây dựng, phát triển quỹ khuyến học và được các doanh nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh hưởng ứng, ủng hộ với số tiền 3,3 tỷ đồng. Trong đó Viettel Thanh Hóa ủng hộ 1,5 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam ủng hộ 1 tỷ đồng; Tập đoàn Xây dựng Miền Trung ủng hộ 200 triệu đồng…

Bên cạnh vận động xây dựng mới, các cấp HKH trong tỉnh còn duy trì và nâng chân quỹ của nhiều loại quỹ như: Quỹ KHKT Lam Sơn chân quỹ trên 24 tỷ đồng; Quỹ KHKT Lê Khả Phiêu chân quỹ trên 7 tỷ đồng; Quỹ KHKT Nguyễn Đan Quế chân quỹ 9,9 tỷ đồng, mỗi năm trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học giỏi và học sinh giỏi cấp tỉnh từ 600 đến 800 triệu đồng… Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã vận động được hơn 1.735 tỷ đồng. Từ số tiền vận động được, hằng năm có trên 45.000 HSSV được nhận học bổng, hỗ trợ và có 99.379 HSSV, giáo viên, người lao động được thưởng, hỗ trợ; mức học bổng từ 500.000 đồng đến 15 triệu đồng/HSSV. Mức thưởng cho HSSV, người lao động đoạt giải các kỳ thi quốc gia, quốc tế, người lao động giỏi có nhiều sáng kiến ít nhất 2 triệu đồng/người, nhiều nhất lên tới 120 triệu đồng (trao cho học sinh đạt Huy chương Vàng Olympic quốc tế)… Kết quả này đã tiếp thêm động lực cho các em HSSV, giáo viên nỗ lực thi đua giảng dạy, học tập, rèn luyện; tiếp thêm sức mạnh cho ngành giáo dục thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Phong trào KHKT tỉnh ta không dừng lại ở hoạt động xây dựng quỹ khuyến học hay hoạt động hỗ trợ nhà trường mà còn được lan tỏa và nhân rộng thông qua các mô hình tiểu biểu, như: Gia đình học tập (GĐHT), dòng học học tập (DHHT), cộng đồng học tập (CĐHT), đơn vị học tập (ĐVHT). Từ phong trào, mô hình này, những gia đình, dòng họ, làng, bản vốn nghèo khó ít được học đã vượt lên chính mình, biến những điều không thể thành có thể bằng chính nghị lực và quyết tâm không chịu dốt, không chịu nghèo. Đến nay, toàn tỉnh có 888.734/925.765 gia đình đăng ký xây dựng GĐHT, đạt tỷ lệ 96%; 10.397/11.132 dòng họ đăng ký xây dựng DHHT, đạt tỷ lệ 93,4%; 4.393/4.393 thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng CĐHT, đạt tỷ lệ 100%; 2.598/2.630 đơn vị đăng ký xây dựng ĐVHT, đạt tỷ lệ 98,8%... Đây được xem là tiền đề quan trọng để xây dựng XHHT từ cơ sở.

Kết quả trên cho thấy, sự ra đời của Ngày Khuyến học Việt Nam không chỉ thôi thúc hàng triệu hội viên HKH trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh tự tin, hăng hái để có thêm nhiều việc làm ý nghĩa. Đồng thời, Ngày Khuyến học Việt Nam cũng là ngày để hiệu triệu và nhân lên những tấm lòng hảo tâm, những hành động đẹp vì tương lai thế hệ trẻ nói riêng và vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, góp sức làm cho “Dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái” như ý nguyện của Bác Hồ lúc sinh thời.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài và ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]