(Baothanhhoa.vn) - Dù số phận cướp đi đôi chân khi đang còn quá trẻ nhưng với nghị lực phi thường, thầy giáo Lê Hữu Tuấn, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) vẫn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống, vượt qua nghịch cảnh và trở thành “người đưa đò” giúp hàng trăm học sinh nghèo đến giảng đường đại học.

Người thầy vượt lên số phận

Dù số phận cướp đi đôi chân khi đang còn quá trẻ nhưng với nghị lực phi thường, thầy giáo Lê Hữu Tuấn, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) vẫn mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống, vượt qua nghịch cảnh và trở thành “người đưa đò” giúp hàng trăm học sinh nghèo đến giảng đường đại học.

Người thầy vượt lên số phận

Thầy Lê Hữu Tuấn hàng ngày vẫn ngồi xe lăn để truyền đạt kiến thức cho học sinh.

"Người đưa đò" cho học sinh nghèo sau lũy tre làng

Năm 1991 khi đang là học sinh lớp 2 thì nghiệt ngã thay, đôi chân của thầy Tuấn bị “viêm tủy cắt ngang” không thể đi lại được, một bệnh ít gặp và biến chứng rất nhanh. Dù phải làm bạn với xe lăn khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng với nghị lực phi thường, Tuấn đã nỗ lực học tập để thành người có ích cho xã hội.

Không thể tới trường do bệnh tật, Tuấn tự mày mò học ở nhà và liên tiếp vượt qua các kỳ thi tiểu học, THCS. Đặc biệt, năm 1998, Trường THCS Đông Thịnh đề nghị Tuấn đi thi học sinh giỏi cấp huyện nhưng chỉ cho thi ở mức đề dành cho học sinh lớp 7 nhưng anh đề nghị được thi đề của lớp 9. Tuấn sau đó đã không phụ lòng thầy cô khi mang về giải nhì môn Toán. Đáng khâm phục hơn khi thầy Tuấn còn là thủ khoa của Trường Đại học Hồng Đức, ngành công nghệ thông tin. Theo thầy Tuấn chia sẻ, thời điểm đó, Trường Đại học Hồng Đức đã chọn 44 sinh viên đỗ với số điểm cao nhất thi vòng 2 để chọn ra 15 người đào tạo về sau phục vụ cho các sở, ngành trong tỉnh, thầy Tuấn là 1 trong số 15 người đó.

Tốt nghiệp đại học, Lê Hữu Tuấn được bố trí về công tác tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa nhưng anh đã từ chối để trở về quê mở lớp dạy học. Các thế hệ học sinh của thầy Tuấn liên tiếp đỗ đại học, cao đẳng nên phụ huynh khắp nơi trong tỉnh đã đến tận nhà thầy xin cho con theo học. Chia sẻ về công việc của mình, thầy Tuấn cho biết: “Có những thời điểm, mỗi lớp học lên tới cả trăm học sinh, đến mức không còn chỗ ngồi. Lớp học của tôi đa số là học sinh nghèo, người tàn tật, đối với những học sinh khuyết tật tôi không thu tiền, nhà có 2 em theo học, tôi chỉ thu học phí 1 người. Tôi mở lớp cũng chỉ mong các em, đặc biệt là những em không may mắn như tôi, ai cũng được đến trường và có nghị lực, không lùi bước trong cuộc sống. Tôi luôn dặn lòng phải nỗ lực để truyền đạt tới các em những kiến thức mình có một cách tốt nhất. Mỗi năm, khi nghe các em báo kết quả trúng tuyển đại học, cao đẳng, niềm vui của người làm thầy lại được nhân lên”.

Đến câu chuyện cổ tích tình yêu thời hiện đại

Và cũng thật cảm động cho mối tình giữa thầy giáo khuyết tật đôi chân và người con gái đất tổ xinh đẹp. Câu chuyện tình yêu năm nào được thầy giáo tật nguyền Lê Hữu Tuấn kể lại trong nụ cười và ánh mắt tràn ngập hạnh phúc. Khi đó là năm thứ tư, Tuấn phải ra Hà Nội học năm cuối để kết thúc bậc đại học của mình, quen nhau rồi trở nên thân thiết khi người con gái ấy là Vũ Thị Lệ Hằng, quê ở huyện Tam Nông (Phú Thọ) không coi Tuấn là người tàn tật mà chị rất cảm phục nghị lực của anh qua những lần gặp gỡ. “Mình vốn tàn tật, ốm đau liên tục. Liệu để có được tình yêu của người con gái xinh đẹp ấy mình có ích kỷ hay có làm cô ấy hạnh phúc với đôi chân tàn tật này không?”, đó là những câu hỏi độc thoại liên tục của bản thân anh Tuấn trước khi quyết định cầu hôn chị Hằng.

Cảm phục nghị lực của anh, chị đến với anh bằng tấm lòng yêu thương chân thành của người con gái giàu lòng nhân ái. Khi được hỏi nguyên nhân nào chị đến với anh, chị Hằng chia sẻ: “Với anh Tuấn, trong mắt mình là người không khuyết tật và mình đã đến với anh bằng tình yêu từ trái tim”. Và rồi tình yêu đấy cũng đã đơm hoa kết trái với “3 bông hoa nhỏ” kết tinh lần lượt ra đời dưới mái ấm hạnh phúc.

Với nghị lực phi thường, thầy Tuấn đã được nhận học bổng do Tổ chức RENCONTRES DU VIET NAM của Pháp; nhiều bằng khen, giấy khen các cấp, các ngành; được giải phóng sự ngắn với tiêu đề “Tôi không khuyết tật” và giải C báo chí toàn quốc viết về sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Năm 2014, thầy Tuấn còn được nhận thư khen của Chủ tịch nước về việc góp phần vào sự nghiệp “trồng người” của quê hương, đất nước.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]