(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Sáng 12-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Các đồng chí Tỉnh ủy viên: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Dự và chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, trường đại học, cao đẳng; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Năm học 2021 - 2022 dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có GD&ĐT. Ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo khung kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản chương trình, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng. Cùng với đó toàn ngành tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, cơ sở GD&ĐT thực hiện.

Trong năm học chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn ở giáo dục phổ thông được giữ vững và nâng cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT báo cáo kết quả năm học 2021-2022. (Ảnh chụp màn hình)

Về kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế, năm 2022 có 37/39 thí sinh dự thi đoạt giải, trong đó có 1 thí sinh giành điểm tuyệt đối. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức nghiêm túc, bảo đảm khách quan, hiệu quả và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đang học lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi.

Cũng trong năm học, cơ sở vật chất, thiết bị trường học tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được tăng cường bảo đảm cả về số lượng và chất lượng…

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Các điểm cầu dự hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).

Trên cơ sở kết quả đạt được, Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2022 - 2023 là “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”, với phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm như: Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục; tiếp tục chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng; triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới…

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao kết quả Ngành Giáo dục đạt được trong năm học 2021-2022, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới liên quan đến nhiều vấn đề như dạy học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2; tình trạng thiếu giáo viên môn tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với THPT khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022 - 2023; vấn đề sách giáo khoa thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục đã vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, ngành học và đạt nhiều kết quả tích cực. Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và trân trọng sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong dạy và học cũng như thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong năm học vừa qua.

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).

Để nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động giáo dục trong năm học tới và những năm tiếp theo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị toàn Ngành Giáo dục tiếp tục đổi mới toàn diện giáo dục trên tất cả các mặt công tác; thực hiện thực chất việc dạy và học, gắn dạy học văn hóa với rèn luyện kỹ năng, giáo dục đạo đức lối sống. Việc làm này phải được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Cùng với đó tập trung rà soát, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp với từng địa phương, từng vùng, miền.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, bổ sung các quy định về việc huy động nguồn đóng góp cho trường học. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong toàn ngành, nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị nhà trường trên nền tảng công nghệ thông tin; tăng cường nguồn học liệu điện tử… Lưu ý Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc phân bổ, tuyển dụng biên chế mới được bổ sung.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương thu học phí trong các nhà trường; vấn đề sách giáo khoa thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời giao nhiệm vụ cho bộ, ngành chức năng, các địa phương tích cực vào cuộc, phối hợp chặt chẽ chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT.

Đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng phát biểu chỉ đạo sau hội nghị của Bộ GD&ĐT.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng đề nghị các ngành chức năng, các địa phương và toàn Ngành Giáo dục tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền, theo yêu cầu; đoàn kết, phấn đấu, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức không ngừng nâng cao chất lượng GD&ĐT tỉnh nhà.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]