(Baothanhhoa.vn) - Để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Trong đó, ngày 21-12-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khắc phục tình trạng thiếu phòng học mầm non

Để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Trong đó, ngày 21-12-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa...

Các cháu Trường Mầm non xã Quảng Nhân (Quảng Xương) trong giờ chơi.

Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 652 trường mầm non (MN) công lập với 2.856 nhóm trẻ, 36.387 cháu nhà trẻ và 7.010 lớp với 186.483 cháu mẫu giáo; tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp trong toàn tỉnh đạt 26,2%, mẫu giáo 3-5 tuổi đạt 95,4%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 99%. Ngoài ra, còn có 21 trường MN ngoài công lập với gần 1.300 cháu nhà trẻ và trên 5.240 cháu mẫu giáo. Trong tổng số 652 trường MN công lập, hiện mới có 3.842 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 72,5%, 1.075 phòng học bán kiên cố, chiếm 14,5%, 966 phòng học tạm tranh tre nứa, chiếm 13% và 483 phòng học mượn, chiếm 6%. Như vậy, so với nhu cầu, toàn tỉnh còn thiếu 1.404 phòng học MN. Nếu trong thời gian tới xây dựng xong 495 phòng học kiên cố hóa theo chương trình Trái phiếu Chính phủ thì cả tỉnh vẫn còn thiếu 909 phòng học MN. Trong đó, một số địa phương thiếu nhiều như: Ngọc Lặc trên 200 phòng, Bá Thước 190 phòng, Tĩnh Gia 125 phòng... Nhiều địa phương do thiếu phòng học nên định mức trẻ/lớp quá cao, khó khăn cho giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy các cháu.

Từ thực trạng thiếu phòng học MN, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp trong việc huy động nguồn lực đầu tư xây mới, cải tạo, tu sửa trường lớp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, học tập của các cháu. Ông Nguyễn Huy Nam, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Quảng Xương cho biết: Đến hết năm học 2017-2018, trên địa bàn huyện có tổng 290 phòng học kiên cố với 362 nhóm lớp. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế vẫn còn thiếu 72 phòng học (bình quân mỗi trường thiếu từ 2 đến 3 phòng). Để khắc phục tình trạng thiếu phòng học tại các trường MN, huyện và các địa phương đã chủ động tìm nguồn vốn đầu tư xây mới, sửa chữa một số trường MN. Trong năm 2018, đã đầu tư xây mới Trường MN Quảng Chính; đồng thời sửa chữa phòng học, phòng chức năng tại một số nhà trường để sử dụng làm phòng học. Dự kiến, đến đầu năm học 2018-2019 toàn huyện sẽ bổ sung thêm được 42 phòng học mới.

Tương tự, tại TP Thanh Hóa, bước vào đầu năm học 2017-2018, tại một số địa phương như: Quảng Cát, Hoằng Quang... vẫn còn tình trạng thiếu phòng học MN. Tại xã Quảng Cát, một nhóm các cháu của Trường MN Quảng Cát phải học tại nhà văn hóa thôn ẩm thấp; một nhóm khác thì học tại một điểm trường đã xuống cấp. Các cháu Trường MN Hoằng Quang cũng phải học tại các điểm lẻ, trong đó, có 2 điểm xuống cấp, mất an toàn... Do các điều kiện không đảm bảo nên nhà trường chỉ thực hiện ăn bán trú cho khoảng 50% số cháu. Được biết, đây đều là những địa phương mới sáp nhập về TP Thanh Hóa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học còn hạn chế. Trước thực trạng trên, TP Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng các trường MN này khang trang theo quy mô chuẩn mức độ 2. Đến nay Trường MN Hoằng Quang và Trường MN Đông Vinh được đầu tư xây mới, với đầy đủ các phòng học và phòng chức năng và đã hoàn thành. Riêng Trường MN Quảng Cát, dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành. Ngoài ra, một số trường MN khác xuống cấp cũng đã được các địa phương đầu tư sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em.

Được biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu phòng học MN là do những năm gần đây nhu cầu gửi trẻ của các gia đình tăng nhanh, trong khi nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục ở nhiều địa phương còn gặp nhiều khó khăn; việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng trường, lớp học còn hạn chế. Cùng với đó là việc huy động các cháu ra lớp ngày càng tăng... Theo Sở GD&ĐT, từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021, quy mô giáo dục MN trong tỉnh tiếp tục tăng. Dự kiến tỷ lệ huy động nhà trẻ ra lớp tăng từ 26,2% lên 40%; tỷ lệ huy động cháu mẫu giáo 3-4 tuổi ra lớp tăng từ 95,4% lên 99%; mẫu giáo 5 tuổi đạt gần 100%. Theo số liệu dự báo kế hoạch của toàn tỉnh đến năm học 2020-2021 số học sinh tăng thêm so với năm học 2017-2018 là trên 30.580 cháu (trung bình mỗi năm toàn tỉnh tăng thêm 10.000 cháu nhà trẻ, mẫu giáo).

Trước tình hình trên, để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục MN. Trong đó, ngày 21-12-2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa... trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh (gọi tắt là nhà đầu tư), đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập sẽ được giảm 60% tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn các phường của TP Thanh Hóa; giảm 80% tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn các xã của TP Thanh Hóa và các phường của thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn; miễn 100% tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và các xã, thị trấn còn lại thuộc địa bàn các huyện. Đặc biệt ngày 7-12-2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND về “Chính sách xã hội hóa giáo dục MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” nhằm thu hút, khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trường MN ngoài công lập có chất lượng. Trong đó, hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường MN ngoài công lập để trả lương cho cán bộ quản lý, giáo viên; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phí công đoàn cho cán bộ quản lý, giáo viên. Thời gian thực hiện từ ngày 1-1-2018 đến ngày 30-12-2020. Ngoài ra, các nội dung hỗ trợ khác thực hiện theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ và quy định hiện hành của pháp luật


Bài và ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]