(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp (DN) và thị trường lao động, những năm qua, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã trở thành địa chỉ tin cậy, được nhiều người lựa chọn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động

Với mục tiêu gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp (DN) và thị trường lao động, những năm qua, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã trở thành địa chỉ tin cậy, được nhiều người lựa chọn.

Tốt nghiệp khoa cơ khí năm 2016, anh Nguyễn Văn Trường, xã Yên Trường (Yên Định) là một trong những học viên của trường có việc làm và thu nhập khá ngay khi ra trường, hiện anh đang làm công nhân nghề hàn tại Công ty Lilama 18, với lương cơ bản trên 10 triệu đồng/tháng. Anh Trường chia sẻ: Được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp nên sau khi tốt nghiệp mình đã được công ty nhận vào làm việc. Thu nhập hiện nay cũng rất ổn định, ngoài trang trải cuộc sống, sinh hoạt, hàng tháng mình vẫn gửi tiền về nhà để phụ giúp gia đình. Tương tự, anh Nguyễn Văn Nam, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) hiện đang làm cán bộ kỹ thuật xây dựng cho một công ty xây dựng trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng có thu nhập khá cao, khoảng trên 10 triệu đồng/ tháng. Anh Nam tâm sự: Trước kia mình nghĩ chỉ có con đường vào đại học mới có một tương lai tươi sáng, nhưng giờ có việc làm và thu nhập ổn định mình đã nghĩ khác, đó là học nghề cũng là một sự lựa chọn đúng đắn khi nó phù hợp với khả năng của mỗi người, chỉ cần chịu khó học hỏi cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của bản thân thì có thể phát triển sự nghiệp...

Những năm qua, với phương châm đào tạo những gì xã hội cần, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã và đang có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, luôn chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Để đào tạo nghề thực sự gắn với nhu cầu lao động của các DN, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên chỉ đạo các tổ bộ môn biên soạn đề cương bài giảng, giáo trình, thống nhất nội dung giảng dạy. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế tại các DN và điều kiện trang thiết bị của nhà trường. Bên cạnh đó, các khoa cũng năng động thực hiện các dịch vụ đào tạo, sản xuất thực nghiệm, như: Đào tạo bổ sung kỹ năng cho công nhân, phối hợp tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công tác xã hội, nhận gia công các chi tiết máy móc cho một số DN... Để đẩy mạnh đào tạo lao động cho các DN, nhà trường đặc biệt quan tâm xây dựng quan hệ đối tác với DN và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Với mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở dạy nghề chất lượng cao để cung ứng nguồn nhân lực có tác phong công nghiệp và tay nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, thời gian qua, cùng với công tác đào tạo nghề, vấn đề nhà trường đặc biệt quan tâm đó là gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Một trong những giải pháp được nhà trường triển khai thực hiện và đã mang lại hiệu quả nhất định, đó là liên kết với các DN trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động, đưa sinh viên đến các cơ sở, DN, công ty lớn thực tập để sau này các em có thể làm việc ngay tại công ty, như: Công ty CP Tàu thủy Hoàng Linh, Công ty CP Cầu 14, Công ty Cơ khí Sông Chu, Nhà máy Ô tô VEAM Bỉm Sơn, Công ty CP LILAMA 69-1, LILAMA 18, Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải, LG DISPLAY Hải Phòng, Sam Sung Thái Nguyên, VICOM Thanh Hóa, Tập đoàn thép Hòa Phát... Cùng với đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng, công nghệ và thiết bị, các phòng học lý thuyết, xưởng thực hành và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề tốt nhất. Với nỗ lực của nhà trường, trong những năm qua, nhiệm vụ thực tập sản xuất của sinh viên đã được giải quyết triệt để, 100% học sinh, sinh viên (HSSV) được thực tập sản xuất tại các DN phù hợp với yêu cầu đào tạo. Trường đã tổ chức tốt việc điều tra khảo sát theo thông tin của HSSV sau khi ra trường; giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp với kết quả trên 80% có việc làm ngay sau khi ra trường.

Ông Nguyễn Văn Hùng, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để việc phối hợp với các DN đạt hiệu quả nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn HSSV thực tập tại DN. Định kỳ hàng năm, tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo nhà trường với các DN nhằm lắng nghe ý kiến đánh giá chất lượng lao động do nhà trường đào tạo đang làm việc tại DN. Bên cạnh đó, tìm hiểu nhu cầu của DN về ngành nghề, kỹ năng của người lao động để có những điều chỉnh trong nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp. Ngoài ra, nhà trường còn làm tốt vai trò là cầu nối giới thiệu HSSV đi thực tập, thực tế tại DN. Đặc biệt, tại các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, điện lạnh, may, công nghệ ôtô... HSSV của nhà trường đi thực tập được trả lương và sau khi ra trường, nếu có nhu cầu sẽ được DN nhận vào làm với mức lương bảo đảm và không phải trải qua thời gian thử việc. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tích hợp và linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi công nghệ của DN. Trong đó chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo đều phải có sự tham gia của DN, chuyển đổi sự đánh giá HSSV tốt nghiệp dựa trên văn bằng sang đánh giá dựa trên năng lực thực hiện. Cùng với đó, nhà trường tiếp tục tăng cường mở rộng việc liên kết với các DN trong và ngoài tỉnh để HSSV được học nghề thực tế, từ đó tiếp nhận các em sau khi tốt nghiệp ra trường vào làm việc. Đến nay, trường cao đẳng nghề có mối quan hệ đối tác với trên 40 DN trong và ngoài tỉnh.


Bài và ảnh: Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]