Theo kế hoạch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/9 tới các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đây là dự án luật đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10/2018).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Có nên khống chế trần học phí đại học?

Theo kế hoạch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/9 tới các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đây là dự án luật đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10/2018).

Quy định về tài chính và tài sản là một trong những nội dung lớn tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật phục vụ hội nghị của Uỷ ban Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Thảo luận tại nghị trường, một số ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư cho giáo dục đại học. Thay đổi phương thức đầu tư, có cơ chế khuyến khích đa dạng hóa nguồn thu, cụ thể hóa và yêu cầu công khai, minh bạch về chi phí đào tạo, mức thu học phí và chính sách hỗ trợ cho người học, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các khu vực công lập – tư thục. Có vị cho rằng cần thận trọng việc luật hóa cơ chế trường đại học công lập tự chủ về tài chính…

Tiếp thu ý kiến đại biểu, quy định về đầu tư cho giáo dục đại học được chỉnh lý, bổ sung theo hướng xác nhận trách nhiệm của Nhà nước trong đầu tư vào phát triển giáo dục đại học. Quy định phương thức phân bổ ngân sách thông qua các hình thức: chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu, đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.

Liên quan đến học phí và các khoản thu dịch vụ khác, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng giữ quy định về học phí là khoản thu mà người học phải nộp cho cơ sở giáo đục đại học để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo. Mức thu học phí được xác định trên nguyên tắc tính đủ chi phí căn cứ theo chi phí đơn vị do cơ sở giáo dục đại học công khai mà không xác định mức trần học phí. Đồng thời, quy định học phí là một khoản thu của cơ sở giáo đục đại học, độc lập với nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Cơ quan thẩm tra dự án luật cho biết, trong quá trình thảo luận có nhiều ý kiến băn khoăn, khi thu nhập bình quân xã hội còn thấp, chưa hoàn thiện được hệ thống quỹ tín dụng sinh viên (của cả nhà nước và tư nhân) cũng như cơ chế lập quỹ tài chính hỗ trợ học bổng, phát triển nhà trường, thì việc không quy định mức trần học phí đối với các trường đại học công lập có thể khiến cho cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học của một bộ phận người học có khó khăn, đặc biệt là ở một số ngành có sức hút lớn (như y dược, kinh tế, tài chính, ngân hàng,…).

Trái lại, cũng nhiều ý kiến khác cho rằng, trong cơ chế tự chủ thì việc để các trường tự cân đối, xác định mức thu học phí ở mức xã hội/người học có thể chấp nhận và tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo là cần thiết, các trường tự cân nhắc để tạo sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng thu hút người học. Hơn nữa, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục công lập cũng sẽ được quy định cụ thể tại các văn bản dưới luật (dự kiến sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết theo quy định của Luật Giáo dục).

Không thể hiện chính kiến, Thường trực uỷ ban thẩm tra "chú thích": Đây là vấn đề xin ý kiến thảo luận của các đại biểu.

Về quản lý tài chính, theo dự thảo luật, đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên, có nghị quyết thông qua của Hội đồng trường thì được quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; được tự chủ quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý và được quy định trong quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện kiểm toán và công khai nguồn tài chính.

Về quản lý, sử dụng tài sản, dự thảo luật chế định các tài sản như đất, ngân sách và tài sản do Nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản công. Nhà trường được phép sử dụng một phần tài sản được giao vào kinh doanh, cho thuê, liên kết nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển.

Theo Vneconomy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]