Tủ sách pháp luật tại xã Hoằng Trạch (Hoằng Hóa).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần khai thác, sử dụng hiệu quả tủ sách pháp luật

(THO) - Theo báo cáo của Sở Tư pháp, toàn tỉnh có 100% các xã, phường, thị trấn xây dựng tủ sách pháp luật (TSPL). Trung bình mỗi tủ sách được trang bị từ 150-250 đầu sách và mỗi năm đều bổ sung từ 15-18 đầu sách nhằm đáp ứng việc tra cứu, cập nhật thông tin của nhân dân. Để tăng cường việc quản lý và khai thác sử dụng TSPL, hàng năm, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó chỉ đạo, hướng dẫn việc nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, quản lý và khai thác TSPL. Việc xây dựng, duy trì TSPL ở cơ sở góp phần đem lại hiệu quả tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.

Tủ sách pháp luật tại xã Hoằng Trạch (Hoằng Hóa).

Tuy nhiên, qua khảo sát tại một số địa phương cho thấy công tác quản lý, khai thác, sử dụng TSPL ở một số cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số sách, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp pháp luật còn ít, số lượng cán bộ và nhân dân đến đọc, mượn sách không nhiều. Một số địa phương chưa chú trọng thông tin, giới thiệu về TSPL đến đông đảo nhân dân, chưa thực hiện tốt quy định về quản lý tủ sách. Địa điểm đặt TSPL và thời gian phục vụ chưa phù hợp và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng của cán bộ và nhân dân.

Tại xã Hoằng Trạch (Hoằng Hóa) để TSPL thu hút người dân xã đã xây dựng các TSPT tại các thôn và trường học; đồng thời cân đối nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng các tủ sách; huy động con em xa quê đóng góp xây dựng TSPL. Nhờ đó, đến nay toàn xã đã xây dựng được 8 TSPL tại trung tâm xã, 5 thôn và 2 trường học, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc, tìm hiểu thông tin của nhân dân. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nhiều TSPL đã chú trọng đầu tư, như: Thôn Hà Đò với hơn 300 đầu sách, công báo... hay 2 trường THCS và tiểu học đã huy động được nguồn lực xây dựng tủ sách với kinh phí hơn 20 triệu đồng/tủ sách. Tuy nhiên, số lượng người đến tìm, đọc sách báo tại TSPL chỉ bó hẹp ở người trung tuổi, các cụ già và tần suất đọc sách cũng không thường xuyên.

Tương tự, tại xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) TSPL được đầu tư với hơn 300 đầu sách, có bàn ghế để nhân dân có thể đọc tại phòng đọc, nhưng vẫn ít người quan tâm. Anh Lê Văn Hùng, thôn Xuân Lập cho rằng: Khâu rà soát, bổ sung sách chưa xuất phát từ nhu cầu của người đọc. Bên cạnh đó, TSPL phục vụ theo giờ hành chính, trùng với thời điểm đi làm của người lao động. Vì vậy, mỗi khi có nhu cầu, tôi thường truy cập internet để tìm hiểu, vừa nhanh vừa hiệu quả.

TSPL được xác định là một kênh để chuyển tải kiến thức pháp luật đến người dân. Do đó, để các TSPL phát huy hiệu quả và hợp với xu hướng truy cập thông tin của nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò và hiệu quả của việc sử dụng TSPL. Ngoài nguồn tư liệu sách, báo của cơ sở và Sở Tư pháp cấp phát lâu nay, thiết nghĩ về lâu dài, cần xây dựng TSPL gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; giao các ngành, địa phương chỉ đạo việc cập nhật sách, tài liệu pháp luật đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân.


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]