(Baothanhhoa.vn) - Một trong những nỗ lực của ngành du lịch trong thời điểm phục hồi sau dịch COVID-19 được ghi nhận là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ và quản lý Nhà nước. Phát huy lợi thế của công nghệ số, tỉnh Thanh Hóa đã và đang cùng với các địa phương trong cả nước tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh có sự gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.

Quảng bá du lịch – mở cửa vươn ra thế giới (Bài 2): Ứng dụng công nghệ trong quản lý và quảng bá du lịch

Một trong những nỗ lực của ngành du lịch trong thời điểm phục hồi sau dịch COVID-19 được ghi nhận là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cung cấp dịch vụ và quản lý Nhà nước. Phát huy lợi thế của công nghệ số, tỉnh Thanh Hóa đã và đang cùng với các địa phương trong cả nước tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh có sự gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước.

Quảng bá du lịch – mở cửa vươn ra thế giới (Bài 2): Ứng dụng công nghệ trong quản lý và quảng bá du lịch

Du khách tìm hiểu và cài đặt ứng dụng công nghệ thực tế ảo khi đến tham quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

Tin liên quan:
  • Quảng bá du lịch – mở cửa vươn ra thế giới (Bài 2): Ứng dụng công nghệ trong quản lý và quảng bá du lịch
    Quảng bá du lịch – mở cửa vươn ra thế giới (Bài 1): Lan tỏa vẻ đẹp xứ Thanh

    Thanh Hóa không chỉ là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa mà còn được biết đến với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hấp dẫn làm say đắm lòng người. Những tiềm năng, lợi thế ấy đã, đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả, xây dựng thương hiệu du lịch xứ Thanh vươn tầm khu vực, thế giới.

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) là điểm du lịch đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa triển khai chuyển đổi số với công nghệ Smart Travel Platform. Tính năng nổi bật của công nghệ này là hỗ trợ tối đa cho khách du lịch trong việc thu thập thông tin, tìm địa điểm du lịch, điểm cung cấp dịch vụ thông qua tour du lịch ảo 360 và thực tế tăng cường AR. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, tải ứng dụng Smart Travel Platform thành công là du khách hoàn toàn có thể tìm hiểu trước về điểm đến qua tour ảo, được thiết kế giống hoàn toàn thực tế.

Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Vũ Đình Sỹ cho biết: “Việc phát triển ứng dụng du lịch thông minh không chỉ là xu hướng mà còn góp phần tạo ra diện mạo mới cho điểm đến cũng như ngành du lịch. Thực tế, các ứng dụng đã làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm, đồng thời, công tác quản lý Nhà nước về du lịch sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay, với hệ thống thuyết minh điện tử tự động, phần mềm hệ thống loa thông minh phục vụ khách du lịch và ứng dụng Smart Travel đã giúp du khách biết đến Lam Kinh một cách rộng rãi hơn, hấp dẫn hơn và cụ thể hơn. Hy vọng, việc mở cửa Chính điện và đưa vào ứng dụng nền tảng du lịch thông minh, du khách gần xa sẽ có thêm những trải nghiệm mới và dành thời gian để về với Lam Kinh nhiều hơn trong thời gian tới”.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trong tình hình phục hồi du lịch như hiện nay. Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số, hướng đến phát triển du lịch thông minh. Trong đó, nhiều hoạt động quan trọng đã được triển khai như: đưa vào sử dụng các tiện ích, ứng dụng thông minh hỗ trợ khách du lịch; triển khai thí điểm các trải nghiệm du lịch thông minh thông qua thực tế ảo và thực tế tăng cường; triển khai ứng dụng công nghệ số trong quản lý doanh nghiệp (khai báo y tế điện tử, đăng ký điểm đến, dịch vụ an toàn trên bản đồ ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”; tổ chức một số sự kiện văn hóa, du lịch bằng hình thức trực tuyến, online)... Cùng với đó, các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, twitter... cũng đang được sử dụng để hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch Thanh Hóa trong công tác truyền thông, quảng bá cho các doanh nghiệp du lịch, các sản phẩm du lịch trên nền tảng số.

Đối với địa phương trọng điểm về du lịch như TP Sầm Sơn đã đưa vào hoạt động Trung tâm điều hành đô thị thông minh. Trong đó, có triển khai hệ thống tiện ích phục vụ du khách (SMS Welcome - tin nhắn chào mừng), hệ thống cổng thông tin du lịch và hệ thống phản ánh dành cho khách du lịch. Bên cạnh đó, TP Sầm Sơn cũng đã triển khai hệ thống 140 camera giám sát toàn thành phố, trong đó có 40 camera được lắp đặt trên trục đường Hồ Xuân Hương và 4 camera 360 độ giám sát toàn bộ bãi biển.

Về phía các doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn tỉnh cũng đã tích cực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 để theo kịp xu hướng kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng của du khách, như: triển khai trực tuyến các hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm; nghiên cứu mở rộng thị trường; tư vấn, chăm sóc khách hàng; thực hiện các giao dịch mua - bán, thanh toán trực tuyến...

Có thể nói, đây đều là các tính năng thiết thực với mỗi du khách khi du lịch trong trạng thái “bình thường mới” hiện nay. Ngoài ra, việc truyền thông về du lịch trên các nền tảng số cũng được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, đẩy mạnh nhằm kết nối đa chiều. Hơn nữa, thông qua những ứng dụng công nghệ trong hoạt động quảng bá, hình ảnh nổi bật về du lịch Thanh Hóa với các danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa được giới thiệu rộng rãi, sống động với du khách trong nước cũng như quốc tế.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vương Thị Hải Yến cho biết: Trước bối cảnh phát triển du lịch trong tình hình mới, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã, đang tập trung thúc đẩy chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, chú trọng việc cung cấp trải nghiệm an toàn, linh hoạt, thuận tiện cho du khách. Đến nay, trong quá trình phục hồi du lịch, một số hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã có sự dịch chuyển từ mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống sang mô hình kinh doanh du lịch hiện đại, theo chuỗi mô hình ứng dụng công nghệ số. Trong đó, việc quét mã QR để khai báo y tế đã được triển khai đồng bộ, người dân và du khách thực hiện nghiêm túc; tất cả các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh đều đã có mã QR, đảm bảo an toàn tối đa cho du khách cũng như thuận tiện trong việc quản lý.

Thanh Hóa là 1 trong 4 địa phương trong cả nước được Tổng cục Du lịch lựa chọn để xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh. Theo đó, dự án du lịch thông minh tại Thanh Hóa sẽ được triển khai trong 2 giai đoạn: giai đoạn 1, trong năm 2022 sẽ tập trung xây dựng ứng dụng du lịch thông minh và số hóa các địa điểm du lịch; giai đoạn 2 sẽ tập trung phát triển các tính năng kết nối các đơn vị lưu trú, lữ hành, nhà hàng, khu giải trí. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến việc cung cấp dịch vụ thông qua các ứng dụng số.

Tuy nhiên, để thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra, ngành du lịch Thanh Hóa vẫn còn gặp một số khó khăn, nhất là nền tảng ứng dụng công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp và các sở, ngành liên quan, sự tham gia có trách nhiệm của các địa phương và doanh nghiệp du lịch. Trong đó, cần nhận thức đúng và đầy đủ về du lịch thông minh để bảo đảm tính hiệu quả và áp dụng được tại nhiều địa phương, khu, điểm và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, cần đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch có trình độ công nghệ, đón đầu các xu hướng, đồng thời dễ dàng nắm bắt được cách thức vận hành, quản lý tốt các nền tảng công nghệ trong quá trình quản lý và hoạt động du lịch.

Hoài Anh

Bài cuối: Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa - khẳng định vị thế du lịch xứ Thanh.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]