(Baothanhhoa.vn) - Cát Vân là một trong những xã thuộc vùng 135 của huyện miền núi Như Xuân. Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng trang trại nông – lâm kết hợp, bức tranh kinh tế, xã hội của xã ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Cát Vân với công tác giảm nghèo bền vững

Cát Vân là một trong những xã thuộc vùng 135 của huyện miền núi Như Xuân. Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng trang trại nông – lâm kết hợp, bức tranh kinh tế, xã hội của xã ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.

Thứ 5 hằng tuần, cán bộ, công chức xã Cát Vân đến giúp người dân cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế.

Được giới thiệu của lãnh đạo xã Cát Vân, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Hoàng Văn Tuấn, ở thôn Vân Tiến, xã Cát Vân, qua trao đổi được biết: Năm 2010, được chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện về pháp lý, đất đai, ông Tuấn đã mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện và vốn vay từ người thân, bạn bè để xây dựng trang trại tổng hợp với diện tích gần 50 ha. Ban đầu ông Tuấn đầu tư trồng mía nguyên liệu, sắn cao sản, chăn nuôi đại gia súc và đào ao thả cá. Trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu về từ 100-150 triệu đồng. Đến năm 2016, nhận thấy cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao ông đã đầu tư trồng bưởi, cam, thanh long ruột đỏ... Hiện nay mỗi năm, gia đình ông thu nhập hơn 300 triệu đồng từ trồng cây ăn quả.

Gia đình ông Lê Hữu Nghĩa cũng là một trong những điển hình của xã Cát Vân và huyện Như Xuân trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”. Năm 2010, được sự khuyến khích của UBND xã và tư vấn, hỗ trợ của phòng nông nghiệp huyện, ông Nghĩa đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo diện tích đất đồi để nuôi gà siêu trứng và trồng gần 2 ha cây keo lai. Sau 5 năm, gia đình ông Nghĩa đã thu hồi được vốn và trả nợ. Sau đó, ông Nghĩa tiếp tục vay vốn để đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp, đào ao nuôi cá và mở rộng thêm 3 ha trồng cây keo lai. Hiện nay, diện tích keo đã đủ tuổi cho thu hoạch, dự kiến sẽ thu về 500 triệu đồng lợi nhuận.

Thực hiện chủ trương: Lấy nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, những năm qua, xã Cát Vân đã vận dụng linh hoạt các chính sách của Đảng, Nhà nước để khuyến khích người dân tham gia phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững. Thực tế cho thấy, mặc dù là một xã miền núi có xuất phát điểm thấp song Cát Vân đã rất thành công trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã giảm từ 46% xuống còn 21%, góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Đến Cát Vân hôm nay, dọc 2 bên đường trải dài một màu xanh bạt ngàn của mía, keo... - những loại cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo đối với bà con trong xã. Để đạt được kết quả trên, đồng chí Nguyễn Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Vân cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã Cát Vân đã tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân, không trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, cán bộ được phân công thực hiện công tác chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo đã bám sát cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của từng hộ để vận động nhân dân trồng rừng theo các dự án, nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; đồng thời tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp cho nhân dân. Bên cạnh đó, vai trò tiền phong gương mẫu, nêu gương đi trước, làm trước của cán bộ, đảng viên trong việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất được phát huy, coi đây là những khâu đột phá để phát triển kinh tế. Xã đã xây dựng được nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, như: Phát triển cây cao su, sắn, mía...; đầu tư trồng cam, bưởi... cho giá trị kinh tế cao. Nhiều hộ dân đã xây dựng mô hình thâm canh, luân canh cây ngắn ngày kết hợp với cây dài ngày cho thu nhập từ 70 đến 100 triệu đồng/năm.

Có thể khẳng định, cấp ủy, chính quyền xã Cát Vân trong thời gian qua đã khơi dậy được ý thức tự vươn lên của nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã. Cũng từ các dự án hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương và của tỉnh, các hộ nghèo đã tập trung phát triển sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần đưa xã Cát Vân nói riêng, huyện Như Xuân nói chung giảm nghèo bền vững theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]