(Baothanhhoa.vn) - Với ưu thế về tác phong công nghiệp, trình độ ngoại ngữ và trải qua thời gian đào tạo tại các quốc gia tiên tiến, những lao động từng đi xuất khẩu được đánh giá là nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao. Song trên thực tế, chỉ ít người trong số họ có cơ hội tìm việc làm trên quê hương. Vì vậy, phần lớn họ tự tìm công việc phù hợp hoặc tìm cách trở lại nơi đất khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Việc làm cho lao động sau xuất khẩu: Cần những giải pháp đồng bộ

Với ưu thế về tác phong công nghiệp, trình độ ngoại ngữ và trải qua thời gian đào tạo tại các quốc gia tiên tiến, những lao động từng đi xuất khẩu được đánh giá là nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao. Song trên thực tế, chỉ ít người trong số họ có cơ hội tìm việc làm trên quê hương. Vì vậy, phần lớn họ tự tìm công việc phù hợp hoặc tìm cách trở lại nơi đất khách.

Việc làm cho lao động sau xuất khẩu: Cần những giải pháp đồng bộ

Hầu hết lao động sau xuất khẩu đều khó tìm được việc làm phù hợp (ảnh minh họa). Ảnh: Trần Hằng

Lương thấp, công việc không phù hợp

Hết hạn hợp đồng lao động tại Đài Loan từ cuối tháng 4-2016, anh Nguyễn Bá Khánh, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) trở về nước. Hơn 6 năm làm việc tại nước ngoài với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng, anh Khánh trả đủ số vốn vay đầu tư xuất khẩu lao động (XKLĐ) và còn mở được cửa hàng tạp hóa cho vợ. “Sau 1 tháng nghỉ ngơi khi về nước, tôi bắt đầu xin việc tại các công ty nước ngoài và bị từ chối bởi lý do như công ty tuyển đủ người, chỉ tuyển lao động phổ thông... Một số công ty đồng ý nhận nhưng mức lương không khác lao động phổ thông, 3,5-4,5 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm thợ cơ khí 6 năm, khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát, tôi không ngờ tìm việc làm trong nước lại khó như vậy. Để thêm thu nhập, tôi đành làm công việc giao nhận gas với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng/tháng. Những kỹ năng có được khi làm việc tại nước ngoài chưa có “đất” thể hiện” - anh Khánh nói.

Tương tự như trường hợp của anh Khánh, anh Lê Văn Khoa, xã Thọ Hải (Thọ Xuân) kể về quá trình 3 năm làm việc tại Nhật Bản: Năm 2014, tôi cùng hơn 10 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm lắp ráp linh kiện điện tử tại một công ty thuộc tỉnh Nara với mức thu nhập 25 đến 30 triệu đồng/người/tháng. Cuối năm 2016, hết hạn hợp đồng, mặc dù được bạn bè gợi ý tiếp tục ở lại nước bạn làm việc để tích lũy vốn làm ăn, tôi vẫn quyết định về nước. “Không ngờ cuộc sống sau khi về nước của tôi lại quanh quẩn việc đồng áng như trước khi xuất khẩu. Thực sự, tôi có chút hối hận vì quyết định của mình. Nếu ở lại Nhật Bản, bây giờ vừa có công việc làm vừa có khoản thu nhập tương đối lớn. Không ngờ về Việt Nam xin việc khó mà lương thấp quá” – anh Khoa tâm sự.

Góp mặt từ sáng sớm để đăng ký tham gia phỏng vấn tại sàn giao dịch việc làm lưu động huyện Tĩnh Gia, anh Nguyễn Văn Lợi, xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) đã từng 5 năm đi XKLĐ tại Hàn Quốc chia sẻ: “Về nước hơn một năm nay nhưng tôi vẫn chưa tìm được việc làm để ổn định cuộc sống. Mong muốn của tôi là được làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng kinh nghiệm, vốn ngoại ngữ đã tích lũy nhưng để tìm được một công việc phù hợp với khả năng và có mức thu nhập khá không phải dễ”. Cũng theo anh Lợi, nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng đều có tâm lý muốn ở lại Hàn Quốc làm việc tiếp bởi chưa biết khi trở về nước có tìm kiếm được việc làm phù hợp hay không?! Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao. Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường XKLĐ nói chung.

Đây chỉ là ba trong số rất nhiều lao động đi XKLĐ về nước nhưng không tìm được việc làm phù hợp... Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện toàn tỉnh có khoảng 28 ngàn lao động đang làm việc ở nước ngoài tập trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Trung Đông... Làm việc tại môi trường nước ngoài người lao động có thu nhập cao, thêm kỹ năng, kinh nghiệm, vốn ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện không ít lao động xuất khẩu sau khi về nước đối diện với khó khăn do không tìm được việc làm phù hợp.

Cần nhiều giải pháp

Mặc dù Nhà nước chủ trương đẩy mạnh XKLĐ, nhưng những chính sách cụ thể cho người lao động xuất khẩu khi trở về, nhanh chóng tái hòa nhập cuộc sống, có điều kiện vận dụng kỹ năng, kinh nghiệm họ tích lũy được tại nước ngoài vẫn chưa được ban hành. Theo anh Lê Hữu Chính, xã Hoằng Phúc (Hoằng Hóa) khi quyết định XKLĐ, ngoài mong muốn kiếm công việc thu nhập cao, tích lũy vốn đáng kể cho tương lai, anh hy vọng với những kiến thức, kinh nghiệm làm việc có được tại môi trường tiên tiến giúp anh dễ dàng tìm được việc làm ổn định sau khi về nước. Đó cũng là tâm lý của phần lớn người lao động Việt Nam khi bước chân vào thị trường lao động nước ngoài. Thực tế, sau khi về nước, họ phải chủ động tìm việc làm tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI trên địa bàn và hưởng mức lương thấp như lao động phổ thông.

Ông Hoàng Ngọc Trung, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết: Thị trường lao động trên địa bàn tỉnh cần số lượng lớn lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật. Mặc dù chưa có chính sách hỗ trợ lao động sau khi XKLĐ về nước, nhưng thời gian qua, tỉnh cũng tạo điều kiện để người lao động về nước tìm việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm tổ chức 2 phiên định kỳ hằng tháng và các phiên lưu động tại các huyện, thị xã. Qua đó, người lao động có thể tìm hiểu thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, phỏng vấn sơ tuyển và tìm được công việc phù hợp với khả năng. Trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kết nối lực lượng lao động sau khi hết hợp đồng làm việc có thời hạn ở nước ngoài trở về nước với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm, phát huy năng lực của người lao động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Tận dụng trình độ tay nghề và kỹ năng của lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về là việc làm cần thiết trong bối cảnh tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung đang đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH. Các cấp, ngành liên quan nên sớm ban hành chính sách hỗ trợ lao động xuất khẩu sau khi về nước, nhất là chính sách tạo việc làm bền vững cho lao động, vừa tránh lãng phí nguồn lao động có trình độ, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài, khuyến khích lao động về nước ngay sau khi hết hạn hợp đồng. Để phát huy nguồn nhân lực chất lượng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tích cực tuyên truyền, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và tìm việc làm cho người có nhu cầu. Chính quyền các địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp giúp đỡ người XKLĐ sau khi về nước như: Bảo đảm cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, kết nối doanh nghiệp... “Chúng tôi đã chủ động mở các phiên giao dịch, khảo sát nhu cầu về vị trí công việc, thời gian, chế độ ưu đãi của doanh nghiệp để kết nối thông tin với người lao động”, ông Lê Đăng Thanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh khẳng định.

Để khắc phục tình trạng lãng phí lao động chất lượng cao, thiết nghĩ ngay khi có kế hoạch đưa người đi làm việc ở nước ngoài, các ngành chức năng, doanh nghiệp xuất khẩu và địa phương cần phối hợp thiết lập hệ thống dữ liệu quản lý thông tin về trình độ, nghề nghiệp, thị trường lao động; xây dựng phương án cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước. Với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động về nước, ngành lao động cần tập trung hướng đến những thị trường thu nhập cao, phù hợp với nhiều lĩnh vực sản xuất, chế tạo trong tỉnh. Quan trọng hơn, với những lợi thế về vốn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, người lao động nên linh hoạt, chủ động trong tiếp cận thông tin để phát huy thế mạnh, tạo dựng nghề nghiệp ổn định ngay trên quê hương.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài Và Ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]