(Baothanhhoa.vn) - Khi đất nước khó khăn vượt qua đại dịch COVID-19, đã có rất nhiều người dân cùng chung tay ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ chối nhận hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ - những hành động đẹp cần được nhân rộng

Từ chối nhận hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ - những hành động đẹp cần được nhân rộng

Bà Quách Thị Bích, thôn Thành Sơn, xã Thành Long (Thạch Thành) nhường phần hỗ trợ của mình cho các hộ gia đình khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Khi đất nước khó khăn vượt qua đại dịch COVID-19, đã có rất nhiều người dân cùng chung tay ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch.

Và giờ đây gói 62 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho những người dân gặp khó khăn do dịch bệnh theo tinh thần Nghị quyết 42 của Chính phủ được triển khai thực hiện, một lần nữa, nhiều người thuộc diện được thụ hưởng chính sách đã tự nguyện rút không nhận hỗ trợ, để có thể sẻ chia và giảm bớt khó khăn với Nhà nước, trong đó có những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Điển hình là cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Đoàn, 45 năm tuổi Đảng, chi hội phó Hội Cựu chiến binh phố Phú Thọ 2, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa). Gia đình ông Đoàn là 1 trong số 915 hộ kinh doanh của phường thuộc diện được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi tham khảo tài liệu hướng dẫn các đối tượng được hưởng lợi, bản thân ông nhận thấy gia đình tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng đã chủ động khắc phục khó khăn từ nguồn tiết kiệm và sự hỗ trợ của con cái nên ông đã làm đơn tự nguyện rút khỏi danh sách hỗ trợ để nhường cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Ông Đoàn cho biết: Sau 11 năm trong quân ngũ, khi phục viên trở về địa phương, tôi cùng gia đình mở cửa hàng bán hàng ăn sáng. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, gia đình đã đóng cửa không kinh doanh bán hàng. Khi được ban chỉ đạo phường và ban cán sự phố đến rà soát, kê khai để thụ hưởng chế độ hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết số 42, tôi tự thấy điều kiện kinh tế của gia đình không quá khó khăn, vì vậy tôi chủ động từ chối nhận tiền hỗ trợ, xin được nhường cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nuôi gà, trồng rau, đan rổ rá - những công việc này cũng đảm bảo nguồn thực phẩm và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà Quách Thị Bích, 76 tuổi, dân tộc Mường, ở xã Thành Long (Thạch Thành). Bởi vậy, khi cán bộ của thôn đến rà soát danh sách hộ nghèo được nhận hỗ trợ của Chính phủ, bà Bích đã nhất quyết từ chối nhận nguồn hỗ trợ này. Bởi bà cho rằng bản thân mình tuy tuổi đã cao, lại sống một mình nhưng vẫn có thể làm việc, sản xuất và tự trang trải cuộc sống.

Bà Bích tâm sự: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn không chỉ cho người dân mà cả Nhà nước và Chính phủ. Tuy thuộc diện được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhưng với tinh thần tự giác, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, tôi xin được nhường suất hỗ trợ đó cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn với hy vọng có thể sẻ chia, giảm bớt khó khăn với Nhà nước.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không ít những hành động đẹp, ý nghĩa và nhân văn như cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Đoàn và bà Quách Thị Bích. Bởi chỉ tính riêng ở huyện Thọ Xuân, đến ngày 8-5 đã có 827 người tự nguyện viết đơn xin không nhận hỗ trợ của Nhà nước. Đáng chú ý, những người này đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Số tiền hỗ trợ 1 khẩu 750 nghìn đồng/3 tháng không phải là nhỏ đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng trên hết những người dân này muốn được chung tay, góp sức cùng cả nước vượt qua đại dịch và muốn nhường hỗ trợ này cho những người khó khăn hơn mình. Điển hình như xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân có 3.052 khẩu thuộc 4 nhóm đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ thì đã có 104 khẩu tình nguyện viết đơn không nhận tiền hỗ trợ.

Gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng cho thấy nỗ lực và trách nhiệm rất lớn của Chính phủ trong thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong mỗi người dân, dù có điều kiện kinh tế, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội, cùng chung tay với đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19. Việc các hộ nghèo, cận nghèo tự nguyện xin rút khỏi danh sách nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ là hành động đẹp, việc làm đầy ý nghĩa, nhân văn khi chủ động vượt qua khó khăn, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tạo nên sức mạnh nghĩa tình cùng chiến thắng dịch bệnh của người dân xứ Thanh.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]