(Baothanhhoa.vn) - Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và thực hiện chế độ, chính sách cho thương binh, bệnh binh nặng các loại; thương binh, bệnh binh tâm thần mãn tính; thân nhân liệt sĩ già cả cô đơn; con liệt sĩ bị tàn tật; người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Suốt hành trình dài hơn 40 năm, trung tâm đã nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị cho nhiều đối tượng, trở thành ngôi nhà chung ấm áp nghĩa tình.

Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa - Ngôi nhà chung ấm áp nghĩa tình

Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và thực hiện chế độ, chính sách cho thương binh, bệnh binh nặng các loại; thương binh, bệnh binh tâm thần mãn tính; thân nhân liệt sĩ già cả cô đơn; con liệt sĩ bị tàn tật; người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Suốt hành trình dài hơn 40 năm, trung tâm đã nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị cho nhiều đối tượng, trở thành ngôi nhà chung ấm áp nghĩa tình.

Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa - Ngôi nhà chung ấm áp nghĩa tình

Các thương, bệnh binh đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm.

Bà Trần Thị Súy là bệnh binh nặng, sống ở trung tâm được gần 40 năm, chia sẻ: Tôi không có chồng con, vào đây được chăm sóc rất tận tình, chu đáo, được bầu bạn cùng các thương, bệnh binh khác nên tôi không chỉ ổn định về sức khỏe mà còn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Cũng không chồng, không con, thương binh nặng Trần Thị Mai sống ở trung tâm đã được gần 30 năm. Tuy phải nằm liệt giường nhưng bác còn minh mẫn, chia sẻ: Y, bác sĩ, nhân viên coi những thương, bệnh binh nặng như người thân, tận tình chăm sóc, chữa trị. Cách ứng xử của họ cũng rất thân tình, cởi mở, hiếu kính như con cháu đối với ông bà, cha mẹ của mình. Ngôi nhà chung ấm áp nghĩa tình này đã giúp chúng tôi lạc quan, yên tâm chữa trị, chiến thắng bệnh tật.

Hiện trung tâm đang quản lý 235 đối tượng, trong đó thương binh, bệnh binh tổng hợp 44 người; thương binh, bệnh binh tâm thần 67; thân nhân liệt sĩ già cả cô đơn, con liệt sĩ tàn tật 26 người; bị nhiễm chất độc da cam 98 người. Có mặt tại khoa thương binh tổng hợp, chứng kiến cảnh một cô nhân viên còn rất trẻ, đang tươi cười chuyện trò và nhẹ nhàng vệ sinh cá nhân cho một bác thương binh nặng bị hỏng 2 mắt, cụt 1 chi. Khi hỏi về cơ duyên gắn bó với trung tâm, Bùi Thị Thùy Anh, chia sẻ: Mẹ là nhân viên làm việc tại trung tâm gần 30 năm, nay đã nghỉ hưu, bố lại là thương binh nặng trên 81% nên em rất thấu hiểu nỗi đau thể xác do vết thương chiến tranh hành hạ, nhất là mỗi khi trái gió trở trởi. Bởi vậy, sau khi học xong, em xin vào trung tâm làm việc với mong muốn bù đắp phần nào những mất mát, hy sinh của các thương, bệnh binh. Em xác định việc chăm sóc, phục vụ người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm, sự tri ân nên tận tâm, tận tình chăm sóc. Em cũng rất tự hào vì được làm việc trong môi trường đầy tính nhân văn này.

Với tinh thần, trách nhiệm cao và lòng nhân ái, coi đối tượng người có công như người thân của mình, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên ở trung tâm luôn chăm sóc tận tình, chu đáo. Hằng ngày, lãnh đạo đơn vị, chuyên môn y tế thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe, chữa trị bệnh cho đối tượng. Những thương, bệnh binh nặng được các bác sĩ, điều dưỡng chăm lo từ viên thuốc uống đến bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, việc phục vụ ăn uống cho đối tượng luôn được bảo đảm về định lượng và chất lượng trong từng bữa ăn. Nhà bếp thường xuyên cải tiến chế biến món ăn phù hợp với thương tật, bệnh lý, tâm lý, độ tuổi của từng đối tượng, luôn chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm...

Xác định sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng, trung tâm đã trang bị ti vi, máy điều hòa, quạt tại các phòng, ở hội trường có thêm bộ loa đài phục vụ hoạt động văn hóa - văn nghệ các ngày lễ, tết, sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước. Tại khuôn viên các khoa trang sắm những bộ ghế đá, bàn cờ, tạo sân chơi làm cho đời sống tinh thần của thương, bệnh binh ngày càng được nâng cao, giúp các đối tượng vơi bớt nỗi đau thương tật, bệnh tật, yên tâm điều trị, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, để Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa thực sự là ngôi nhà chung vui vẻ, ấm áp, nghĩa tình.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]