(Baothanhhoa.vn) - Tại một diễn đàn về nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng khi “tri điền” cộng hưởng với “tri khoa học, tri công nghệ” sẽ kích hoạt được tiềm năng đất đai, mở ra dư địa phát triển, mang lại thu nhập với giá trị cao hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Tri điền” và “tri khoa học, tri công nghệ” trong nông nghiệp

Tại một diễn đàn về nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng khi “tri điền” cộng hưởng với “tri khoa học, tri công nghệ” sẽ kích hoạt được tiềm năng đất đai, mở ra dư địa phát triển, mang lại thu nhập với giá trị cao hơn.

“Tri điền” và “tri khoa học, tri công nghệ” trong nông nghiệp

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

“Tri điền” được hiểu là có kinh nghiệm về ruộng đồng. Còn “tri khoa học, tri công nghệ” là những người sẵn sàng tiếp cận và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp để đem lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Trong nhiều nghị quyết về phát triển nông nghiệp và nông thôn gần đây, Đảng, Nhà nước ta đều chủ trương giảm dần diện tích, tập trung tăng năng suất, chất lượng nông sản. Để làm tốt điều đó thì phải cần đến cả hai yếu tố đó là vừa “tri điền” vừa “tri khoa học, tri công nghệ”.

Sau nhiều năm người trẻ ồ ạt ra đô thị tìm việc làm có thu nhập cao hơn, thì nay nhiều người lại có xu hướng dịch chuyển về quê gắn bó với nghề canh nông. Dĩ nhiên sự trở lại của họ không phải là tiếp tục con đường “cày sâu, cuốc bẫm” trồng trọt, chăn nuôi trong sự thụ động trước thiên tai, bất ổn thị trường và dịch bệnh, mà sẽ dựa vào kiến thức của mình và kinh nghiệm của những “lão nông tri điền”, để mở lối thoát cho đồng làng.

Việc “tri điền” thời gian qua đã góp phần giúp nông dân cán đích nhiều mục tiêu về sản lượng. Nhưng bây giờ nông nghiệp đã có sự dịch chuyển, giá trị nông sản không còn phụ thuộc nhiều ở số lượng, mà chủ yếu ở chất lượng. Sự trở về của người trẻ có kiến thức, khát vọng vì thế mang theo sứ mệnh xây dựng những cánh đồng làng thành cánh đồng công nghệ, vừa đảm bảo năng suất vừa đảm bảo chất lượng, kiến tạo chuỗi liên hoàn từ sản xuất đến tiêu thụ và dịch vụ.

Người trẻ có thể chưa đủ kinh nghiệm để nhìn trời, lắng nghe “thanh âm” từ đất, từ nước để dự đoán mùa màng như những nông dân gạo cội, nhưng họ có sự tiếp cận nhanh với công nghệ mới. Họ đang đem thứ được gọi là “tri khoa học, tri công nghệ” về làng kết hợp với cái đầu kinh nghiệm của những “lão nông tri điền” để thực hiện giấc mơ chắp cánh cho đồng đất.

Rất nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại, hiệu quả đã xuất hiện trên những cánh đồng làng ở xứ Thanh gần đây được kết hợp từ hai yếu tố ấy. Đó là tín hiệu rất vui, nhưng để những người trẻ “tri khoa học, tri công nghệ” sau khi trở về thực sự gắn bó với đồng làng, mở hướng phát triển mới cho nông nghiệp, thì ngoài nhiệt huyết của họ, chính quyền và cơ quan chức năng cần phải xây dựng được một môi trường và cơ chế thật sự phù hợp để họ có thể cống hiến, sáng tạo nhiều hơn nữa, gắn bó lâu dài với làng quê.

“Tri điền” và “tri khoa học, tri công nghệ” không chỉ giúp mở rộng dư địa, tăng năng suất trong nông nghiệp, mà còn là cách giữ chân nông dân ở lại với làng quê, gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, để từ đó từng bước thực hiện hiệu quả các mục tiêu về “tam nông” như đã đề ra.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]