(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có trên 21 nghìn trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Nhiều em sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí, có em phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân, còn có em phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp nhận trẻ em vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH) lại gặp phải không ít khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp nhận trẻ mồ côi vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội - nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có trên 21 nghìn trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Nhiều em sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí, có em phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân, còn có em phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp nhận trẻ em vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH) lại gặp phải không ít khó khăn.

Tiếp nhận trẻ mồ côi vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội - nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Những đứa trẻ mồ côi được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 2 phường Quảng Thọ (TP Sầm Sơn).

Cũng như những trẻ em bình thường khác, trẻ mồ côi cũng có những nhu cầu cơ bản về vật chất đảm bảo cho sự phát triển về thể lực cho trẻ em; nhu cầu về một mái ấm gia đình có tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em họ hàng; nhu cầu được vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ cũng như được thừa nhận, được tôn trọng... Trong đó, với trẻ mồ côi, khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về vật chất và một mái ấm gia đình. Những trẻ em sinh ra và lớn lên không có sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Theo ông Lê Hồng Lương, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh: “Vì nhiều lý do mà hầu hết số trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi không đủ điều kiện dinh dưỡng để phát triển thể chất dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn những khiếm khuyết về sức khỏe trong cơ thể. Số lượng trẻ mồ côi được đưa vào nuôi dưỡng tập trung còn rất hạn chế. Trong khi các cháu sống ở cộng đồng thì đời sống còn nhiều bấp bênh, không ổn định. Điều kiện và khả năng học hành, tiếp cận và tiếp thu các yêu cầu về giáo dục - đào tạo có nhiều cháu bị hạn chế. Sự khiếm khuyết về giáo dục dễ dẫn các cháu đến những lệch chuẩn về nhân cách trong quá trình phát triển gây ra những trở ngại, thiệt thòi cho các cháu khi tiếp cận nghề nghiệp, công ăn việc làm, thu nhập...”.

Điều 5, Nghị định số 136/NĐ-CP, ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH quy định, trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật... Trên thực tế, khi triển khai thực hiện Nghị định 136, còn những khó khăn bất cập. Ví dụ như đối với những trường hợp: Trẻ em con ngoài giá thú hoặc mồ côi bố, mẹ bị bệnh tâm thần; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích thì thủ tục để được tiếp nhận rất rườm rà, chồng chéo. Ví như: Ông Long (Bá Thước) sinh được 3 người con gái, 2 người con đầu đã trưởng thành, đi làm ăn xa, con gái út bị tàn tật. Năm 2004, vợ ông mất, sau đó, ông Long lấy vợ hai và sinh cháu Chung. Cuộc sống gia đình ông Long gặp nhiều khó khăn, năm 2010, vợ ông để lại con thơ cho chồng và bỏ đi không tin tức. Năm 2014, ông Long mất, không ai chăm sóc, cô gái út được đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH số 2, phường Quảng Thọ (TP Sầm Sơn). Còn cháu Chung được người chú đưa về nuôi dưỡng. Do thủ tục hồ sơ quy định tại Nghị định số 136 quá cứng nên cháu Chung chưa được đưa vào nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH để đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc theo nguyện vọng của gia đình. Bởi, theo quy định, trẻ em dưới 16 tuổi được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội phải là trẻ mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu để xác định mẹ của Chung mất tích theo quy định của pháp luật thì cần phải có quyết định tuyên bố của tòa án nhân dân cấp huyện trở lên. Trong khi đó, gia đình không nắm được quy định này và cũng không biết cách thực hiện những thủ tục như thế nào để có được quyết định tuyên bố của tòa án... Những khó khăn này, cộng với việc một số chính quyền địa phương cơ sở thiếu năng lực hoặc chưa thực sự quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội càng bó hẹp cơ hội được nuôi dưỡng tập trung ở các cơ sở BTXH đối với những đứa trẻ mồ côi.

Theo ông Triệu Huy Tạo, Trưởng Phòng Chính sách BTXH (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện toàn tỉnh đang tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng 1.060 đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Con số này rất khiêm tốn với số lượng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi trên địa bàn toàn tỉnh. Nguyên nhân là do nhiều đối tượng chưa đủ điều kiện để đưa vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH. Ví như đối với những trường hợp: Trẻ em con ngoài giá thú hoặc mồ côi bố, mẹ bị bệnh tâm thần; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị bệnh hiểm nghèo không có khả năng nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích thì thủ tục để được tiếp nhận rất rườm rà, chồng chéo. Những khó khăn này, cộng với việc một số chính quyền địa phương cơ sở thiếu năng lực hoặc chưa thực sự quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội càng bó hẹp cơ hội được nuôi dưỡng tập trung ở các cơ sở BTXH của các em mồ côi.

Để ngày càng có nhiều trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH, ông Tạo cũng đề nghị: Các ngành có liên quan cần đề xuất với Chính phủ bổ sung thêm trường hợp: Trẻ em có cha hoặc mẹ nhưng cha hoặc mẹ hiện đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng, không có khả năng nuôi dưỡng trẻ. Đồng thời, cần phải “mềm dẻo” một số thủ tục hồ sơ để đảm bảo các thủ tục giúp trẻ sớm được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH. Cùng với đó, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, nhất là chính sách về an sinh xã hội, học nghề và tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để hòa nhập cộng đồng. Tích cực huy động mọi nguồn lực trong xã hội và nguồn đầu tư từ ngân sách cho công tác này. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức nhân đạo, từ thiện, phi chính phủ quốc tế và trong nước tham gia các hoạt động trợ giúp, chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Vũ thị chung - 09:00 02/12/20

 Trả lời

Cho tôi xin hỏi rằng trung tâm có cho nhận con nuôi không ạ vì gia đình tôi muốn nhận con nuôi nếu được mong chung tâm liên lạc lại cho tôi Sdt 0961079978

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]