(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tích cực tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Ninh ở xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) tạo việc làm cho trên 500 lao động.

Thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.

Là địa phương có tỷ lệ người DTTS chiếm trên 60% dân số, nhiều năm qua huyện Ngọc Lặc đã có nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Trong đó, huyện chú trọng công tác đào tạo nghề, phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức, Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, các công ty may đóng trên địa bàn mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với các đơn vị tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, tuyển dụng trực tiếp tại các xã, thị trấn. Trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm mới cho trên 2.100 lao động địa phương. Lao động chủ yếu làm việc cho các công ty trong huyện và ngoài huyện, ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động và các chương trình hợp tác khác... qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 4,13%.

Cũng như huyện Ngọc Lặc, huyện Cẩm Thủy cũng có đông đồng bào DTTS, thời gian qua huyện đã đẩy mạnh công tác giải quyết, chuyển dịch cơ cấu việc làm cho người dân. Ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Thủy, cho biết: Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, thời gian qua, nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về việc làm đã thay đổi. Ngày càng có nhiều người chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thay vì chỉ dựa vào nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp như trước. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã tạo việc làm mới cho gần 10.000 lao động, trong đó có 2.000 người đi xuất khẩu lao động, còn lại đang làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, may mặc...

Ngoài ra, số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp như: Chăn nuôi, trồng cây nông nghiệp, trồng rừng đang ngày càng tăng. Số gia trại, mô hình sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng mở rộng về diện tích và quy mô.

Được biết, những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS như: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm thu hút đông đảo các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người lao động tham gia; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, trong giai đoạn 2011-2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 120.000 lao động, trong đó ưu tiên đào tạo lao động nông thôn, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các huyện miền núi năm 2019 lên 48,6%, dự kiến năm 2020 đạt 53%. Công tác giải quyết việc làm được quan tâm, trong giai đoạn 2011-2020, các huyện miền núi đã giải quyết việc làm mới cho 153.802 lao động. Cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm - ngư nghiệp, tăng ngành nghề dịch vụ, thương mại, công nghiệp, xây dựng. Qua đó, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]