(Baothanhhoa.vn) - Nhằm giúp người lao động tìm kiếm việc làm ổn định, tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch liên kết lao động với các tỉnh, trong đó đã ký hợp đồng với các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam để tuyển dụng lao động. Tổ chức phiên giao dịch việc làm, xây dựng website sàn giao dịch việc làm trực tuyến nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động

Công nhân Công ty Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa trong ca sản xuất. Ảnh: Trần Hằng

Nhằm giúp người lao động tìm kiếm việc làm ổn định, tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch liên kết lao động với các tỉnh, trong đó đã ký hợp đồng với các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam để tuyển dụng lao động. Tổ chức phiên giao dịch việc làm, xây dựng website sàn giao dịch việc làm trực tuyến nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 47.250 lao động, đạt 69,5% kế hoạch năm và bằng 103,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động như: Thông qua chính sách phát triển các thành phần kinh tế; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế trọng điểm đã được tỉnh triển khai thực hiện như: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác và chế biến thủy hải sản; tập huấn cho cán bộ quản lý lao động - việc làm; xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp, công trình trọng điểm.Để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động, thời gian qua, các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về các chủ trương, chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, người lao động cũng được cung cấp đầy đủ thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc học nghề, tự tạo việc làm. Nhằm giúp người lao động tìm kiếm việc làm ổn định, tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch liên kết lao động với các tỉnh, trong đó đã ký hợp đồng với các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam để tuyển dụng lao động. Tổ chức phiên giao dịch việc làm, xây dựng website sàn giao dịch việc làm trực tuyến nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Đặc biệt, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường qua hình thức đến trực tiếp các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để gặp gỡ, tư vấn, trao đổi thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời định hướng việc làm cho sinh viên mới ra trường. Trong 6 tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 19 phiên giao dịch việc làm (15 phiên định kỳ tại trung tâm và 4 phiên lưu động tại các địa phương trong tỉnh) thu hút 320 lượt đơn vị tham gia tuyển dụng với trên 1.800 người được tư vấn việc làm và học nghề, 5.330 người được tuyển dụng trực tiếp tại sàn. Tổ chức 18 cuộc tư vấn cộng đồng, giới thiệu việc làm cho 1.290 lao động tại các huyện nghèo khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài về nước. Song song với các chính sách nêu trên, Sở LĐTB&XH phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thẩm định và cho vay trên 860 dự án của người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh từ Quỹ Quốc gia về việc làm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần giảm nghèo và tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (người khuyết tật, lao động di cư, người nghèo), đặc biệt là lao động nữ, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, khôi phục các ngành nghề truyền thống. Từ nguồn vốn vay, nhiều hộ gia đình đã phát triển nhiều mô hình có hiệu quả như trồng nấm, trồng cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Ước 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay đạt trên 35 tỷ đồng. Ngoài các hoạt động trên, nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho gia đình và địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp chặt chẽ và thực hiện quyết liệt chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Vì vậy, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đưa được 14.795 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, riêng 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đưa được 4.775 lao động đi xuất khẩu... Nhiều địa phương có phong trào xuất khẩu lao động tốt, đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như: TP Thanh Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Hậu Lộc... Đặc biệt, một số huyện miền núi thực hiện có hiệu quả công tác xuất khẩu lao động nên có số người tham gia vượt chỉ tiêu so với kế hoạch như: Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân.Trao đổi với chúng tôi về giải pháp tạo việc làm cho người lao động, ông Hoàng Ngọc Trung, Trưởng Phòng Lao động - Việc làm (Sở LĐTB&XH) cho biết, với vai trò là quản lý Nhà nước về việc làm và thị trường lao động, năm 2019, Sở LĐTB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn các địa phương giám sát và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin thị trường lao động; nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản lý hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng yêu cầu; từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cập nhật, phân tích và xử lý thông tin thị trường lao động kịp thời, đầy đủ, chính xác; dự báo thị trường lao động trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, xem xét để ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo, sử dụng lao động; khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nghề chất lượng cao. Đồng thời, trao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chỉ đạo các cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo nghề khi xác định được đầu ra. Tiếp tục duy trì các chính sách tạo thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, qua đó tạo ra nguồn cầu giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn.Với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 68.000 lao động trong năm 2019, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xây dựng các mô hình đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động, gắn với giải quyết việc làm. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đồng thời, kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động ở các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao. Tăng cường nguồn vốn cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận vốn, giải ngân nhanh cho người lao động, tăng hiệu quả nguồn vốn vay giải quyết việc làm.

Trường Giang


Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]