(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng làm đẹp luôn là nhu cầu không thể thiếu của chị em phụ nữ, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, việc làm thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng các dịch vụ làm đẹp khiến không ít người trăn trở. Đo nhiệt độ, khử khuẩn, tiệt trùng dụng cụ, khai báo y tế... là cách làm mà nhiều cơ sở làm đẹp đang áp dụng để phòng tránh dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thích ứng an toàn, linh hoạt trong các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thời dịch bệnh

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng làm đẹp luôn là nhu cầu không thể thiếu của chị em phụ nữ, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, việc làm thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng các dịch vụ làm đẹp khiến không ít người trăn trở. Đo nhiệt độ, khử khuẩn, tiệt trùng dụng cụ, khai báo y tế... là cách làm mà nhiều cơ sở làm đẹp đang áp dụng để phòng tránh dịch bệnh.

Thích ứng an toàn, linh hoạt trong các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thời dịch bệnh

Một cơ sở chăm sóc sắc đẹp tại phường Đông Hương (TP Thanh Hóa).

Kể từ khi dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, thay vì đến các cửa hàng thời trang, làm tóc, làm móng, chăm sóc da như trước đây, chị Thu Hà, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) luôn điện thoại đặt lịch trước và chọn các cơ sở làm đẹp mà chủ cửa hàng và nhân viên phải thực hiện tốt thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Chị Hà cho biết: “Để tránh được tình trạng đến làm đẹp phải chờ lâu và hạn chế tập trung đông người, tôi thường đặt lịch trước tại các cơ sở, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch khi đến làm đẹp, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người làm dịch vụ chăm sóc cho khách hàng”.

Các buổi chiều cuối tuần, tại salon Trang Pham Beauty Academy - Phun, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) luôn có 5 – 6 khách hàng làm các dịch vụ cắt, uốn tóc, làm môi, mày, mí... Salon có gần chục nhân viên nên với lượng khách ít như thế này, tần suất làm việc khá nhàn, thậm chí 2 nhân viên phục vụ một khách. Chị Phạm Trang, chủ salon cho biết: Thông thường từ tháng 11 dương lịch là thời gian cao điểm của mùa làm đẹp đón tết, nhưng năm nay, lượng khách đến salon giảm rất nhiều so với những năm trước. Ngày cao điểm cuối tuần chỉ khoảng 10 khách, trong khi mọi năm hơn 30 khách/ngày... “Do kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu làm đẹp của khách trong dịp tết năm nay cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, mỗi khách thường làm nhiều dịch vụ, thậm chí làm trọn gói như cắt, uốn, nhuộm tóc, phun xăm môi, mày, thì hiện nay chỉ làm một vài dịch vụ như nhuộm tóc lại cho mới mẻ hoặc phục hồi lại kiểu tóc đang có... Về giá cả, năm nay chỉ bằng hoặc thậm chí có những dịch vụ chúng tôi giảm cho khách 10 - 30%...” - chị Trang cho biết thêm.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, các dịch vụ làm đẹp vẫn được phép hoạt động nhưng đều phải thực hiện tốt quy định phòng chống dịch. Trước nhu cầu được “đẹp mỗi ngày” của nhiều chị em, các dịch vụ như: nối mi, uốn mi, làm móng, phun thêu lông mày, phun môi, chăm sóc da, tóc... được nhiều khách hàng ưu tiên hơn cả bởi sự thuận tiện, không đòi hỏi các thiết bị máy móc cồng kềnh. Nắm bắt nhu cầu này, một số chủ tiệm cắt tóc, salon, spa... đã chuyển hướng dịch vụ sang hình thức phục vụ tại nhà. Phần lớn các dịch vụ này đều được đăng quảng cáo trên facebook, zalo hoặc nhắn tin, gọi điện cho khách quen đặt lịch trước để chủ cửa hàng sắp xếp thời gian phục vụ. Giá cả cũng không thay đổi so với làm tại cửa hàng. Với ưu điểm không cần đến các thiết bị máy móc cồng kềnh mang theo, người làm chỉ cần sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ, dụng cụ đo nhiệt độ, xịt khuẩn, găng tay, dụng cụ khử khuẩn cho đồ nghề, hấp tiệt trùng ở nhiệt độ cao những đồ kim loại phục vụ việc làm nail, lông mày, môi. Đồng thời, hạn chế nói chuyện với khách nhằm bảo đảm an toàn cho chính mình và là điều kiện để cửa hàng duy trì hoạt động ổn định trong những ngày dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ Salon Minh Tuyết, tại thị trấn Thọ Xuân (Thọ Xuân) cho biết: “Trước đây, khi dịch bệnh chưa bùng phát, vào thời điểm giáp tết cửa hàng rất đông khách, tôi phải thuê thêm vài thợ để phụ giúp. Tuy nhiên hiện nay người dân có ý thức trong phòng chống dịch và cửa hàng cũng chủ động nhận ít khách để đáp ứng nhu cầu giãn cách nên lượng khách giảm trên 30% so với mọi năm. Đối với những khách quen có yêu cầu làm móng hoặc nối mi tại nhà, tôi cho nhân viên đi làm, vừa tạo thu nhập cho thợ, vừa giữ chân khách hàng. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, nhân viên tại cơ sở được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ và thường xuyên kiểm soát tình trạng sức khỏe bằng sổ theo dõi khai báo sức khỏe hàng ngày để kịp thời phát hiện những trường hợp có yếu tố dịch tễ và cho nghỉ, cách ly, theo dõi theo đúng quy định...

Theo khảo sát của chúng tôi, thực hiện yêu cầu của công tác phòng, chống dịch theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương và ngành chức năng, hầu hết các cửa hàng chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn tỉnh đã chủ động trang bị nước sát khuẩn tay, khẩu trang và nhắc nhở khách hàng thực hiện sát khuẩn, đeo khẩu trang, khai báo y tế trước khi vào cửa hàng. Đồng thời, bảo đảm giãn cách, giữ khoảng cách an toàn giữa các khách hàng với nhau cũng là một trong những biện pháp giúp các cửa hàng bảo đảm uy tín và thu hút khách hàng hơn... Vẫn biết làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường hiện nay, khách hàng cần thận trọng tìm kiếm những địa chỉ làm đẹp uy tín và những sản phẩm đồ uống, dưỡng da... để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]