(Baothanhhoa.vn) - Bà thím nhà tôi trở bệnh nặng. Nguyện vọng của bà trước khi mất là được nhìn con cháu ở xa một lượt. Nhưng điều ấy đã không thành hiện thực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thay đổi để rút ngắn chặng đường về đích

Bà thím nhà tôi trở bệnh nặng. Nguyện vọng của bà trước khi mất là được nhìn con cháu ở xa một lượt. Nhưng điều ấy đã không thành hiện thực.

Thay đổi để rút ngắn chặng đường về đích

Cô dâu trong đám cưới online được tổ chức tại Bệnh viện dã chiến số 16, TP Hồ Chí Minh . Ảnh: Internet.

Họ nhà tôi lập nghiệp ở khắp nơi, chỉ mình gia đình chú ở quê. Sống ở quê mà không có nhiều anh em họ hàng là sự thiệt thòi trong sinh hoạt làng xã. Mỗi lần có việc làng, họ nhà tôi yếu thế nhất. Nhìn mặt con cháu trước khi mất là tâm nguyện tình thân, cũng là cái cách để bà thím tôi muốn nói với dân làng rằng họ nhà tôi không hề kém cạnh. Chúng tôi đều hiểu điều đó, ngặt nỗi đúng vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 phức tạp, việc đi lại trở nên ngặt nghèo hơn.

Trong điện thoại chú nhắc đi nhắc lại rằng thâm tâm nhà chú muốn con cháu về, nhưng tình hình này là không thể. Tâm nguyện nhưng phải căn cứ vào điều kiện.

Cách đây ít ngày chú thông báo bà thím đã ra đi. Chú vẫn lưu ý rằng tâm trạng là muốn con cháu về đưa tiễn bà, nhưng chú hiểu đó là điều khó khăn với người ở xa, nên sẽ không làm khó cho ai cả. Lúc nào khống chế đươc dịch thì về.

Nhà chú thuộc “vùng xanh” nên việc bảo vệ địa bàn được chính quyền đặc biệt chú ý. Câu chuyện ứng xử của chú khiến cho không chỉ người trong họ mà dân làng cũng cảm động. Chú kể là dân làng đã dành sự tôn trọng nhiều hơn cho nhà chú sau khi bà thím mất bằng việc cùng giúp đỡ việc đồng áng. Tôi tin rằng chúng tôi mà về đưa đám bà thì chưa chắc đã có người làng nào dám đưa đám cùng. Tâm lý bây giờ ai cũng ngại tiếp xúc với người ở xa.

Hôm vừa rồi VTV1 đã đem đến hình ảnh xúc động về một đám cưới đặc biệt. Đám cưới không có chú rể diễn ra tại Bệnh viện dã chiến số 16, TP Hồ Chí Minh. Cô dâu là điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai vào Nam chống dịch. Dịch bệnh kéo dài, cô chưa thể trở về để tổ chức đám cưới như dự kiến, nên đành cùng gia đình chọn cách tổ chức online. Không có nhiều khách chúc mừng không phải là điều quá lớn. Không tiệc tùng, nghi lễ cũng không thành vấn đề. Đám cưới đã diễn ra trong sự xúc động và cảm phục không chỉ của đồng nghiệp mà còn của những người xem truyền hình. Đó là thứ quà cưới lớn nhất mà cô dâu nhận được.

Thay đổi để rút ngắn chặng đường về đích

Giây phút hạnh phúc vỡ òa khi chú rể trao nhẫn cưới qua màn hình cho cô dâu. Ảnh: Internet

Việt Nam là đất nước của nghi lễ. Trước khi dịch bệnh xảy ra người có sự tưởng tượng lớn đến mấy cũng không nghĩ ra câu chuyện đám cưới online hay đám hiếu phải hạn chế số người đưa người quá cố về nơi an nghỉ. Tủi thân, nhưng rồi cảm xúc cũng qua đi. Điều gì rồi cũng phải thay đổi vì mục tiêu cao nhất lúc này là góp sức để rút ngắn chặng đường về đích trong cuộc chiến với dịch bệnh.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]