(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã triển khai nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, một số mô hình đã và đang được nhân ra diện rộng, tạo sinh kế bền vững cho người nông dân.

Thạch Thành xây dựng mô hình sinh kế, tạo việc làm cho người dân

Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã triển khai nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, một số mô hình đã và đang được nhân ra diện rộng, tạo sinh kế bền vững cho người nông dân.

Thạch Thành xây dựng mô hình sinh kế, tạo việc làm cho người dân

Hội viên HTX mía tím xã Thành Trực chăm sóc mía.

Bà Nguyễn Thị Dung, Bí thư Chi bộ khu phố 1, thị trấn Vân Du là người luôn trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, đó cũng chính là cách để nêu gương cho bà con học tập, noi theo. Ngay từ khi có chủ trương giao khoán đất rừng, đất sản xuất, bà Dung đã mạnh dạn xin nhận 30 ha, trong đó có 9 ha núi đá rừng suy thoái, 21 ha đất hoang hóa chủ yếu là thực bì, dây leo bụi rậm, lau lách, cỏ tranh... Bằng ý chí quyết tâm, từng bước cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hướng tới xây dựng trang trại tổng hợp chăn nuôi, trồng trọt. Đến nay, trên mảnh đất hoang hóa ấy đã cho “quả ngọt”, với nhiều loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, như: thanh long, bơ, cam, bưởi da xanh, ổi, nhãn trên diện tích 7 ha; 10 ha cây mắc ca; 2 ha mía nguyên liệu; 2 ha cỏ voi VA06 và cỏ Ăng-gô-la... Trong chăn nuôi, mỗi năm xuất bán 20 còn bò giống sinh sản, từ 70 - 100 con lợn thịt... Doanh thu hàng năm trên 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Từ mô hình trang trại, bà Dung đã tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Tạo việc làm thời vụ cho 50 lao động, mức lương từ 180.000 đồng - 300.000 đồng/người/ngày.

Để xây dựng mô hình sinh kế, tạo việc làm cho người dân địa phương, huyện Thạch Thành tiến hành rà soát diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và diện tích đất chưa sử dụng để quy hoạch trồng rừng tập trung, đồng thời giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ năng lực trồng rừng theo hướng ổn định lâu dài... Cùng với phát triển kinh tế lâm nghiệp, huyện Thạch Thành cũng đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Theo đó, huyện đã đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Chuyển dần diện tích đất trồng lúa, mía năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Thực hiện tích tụ ruộng đất, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, áp dụng cơ giới đồng bộ; kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân. Nhiều mô hình nông nghiệp liên kết theo hướng sản xuất hàng hóa được hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình liên kết trồng bí xanh, ớt, dưa chuột xuất khẩu; mô hình trồng cây ăn quả có múi ở xã Thành Vân; mô hình sản xuất, tiêu thụ mật ong; mô hình trồng cam, bưởi ứng dụng hệ thống tưới và thâm canh (quy mô hơn 20 ha/mô hình) tại xã Thành Công, thị trấn Vân Du; mô hình trồng thanh long (quy mô 5 ha/mô hình) tại các xã Thành Tiến, Thành Tâm; mô hình trồng mít Thái, ổi lê Đài Loan tại xã Thành Tâm, quy mô 5 ha; mô hình trồng cây mắc ca tại thị trấn Vân Du, quy mô 20 ha; cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cho năng suất đạt bình quân 80 tấn/ha, có nơi đạt từ 100 - 120 tấn/ha như các xã: Thạch Quảng, Thành Vinh, Thạch Cẩm...

Ngoài ra, huyện Thạch Thành cũng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), được triển khai đồng bộ đến các xã, thị trấn; chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực; hỗ trợ thành lập các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các nhóm, hộ gia đình. Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh. Năm 2021, huyện đã tổ chức đánh giá phân hạng và trình hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng cho 6 sản phẩm OCOP, gồm: sản phẩm xịt phòng tinh dầu sả chanh, xịt rửa tay khô kháng khuẩn tinh dầu ANTIVI Nguyên Hồng của Công ty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng; sản phẩm miến dong Thành Minh của HTX miến dong Thành Minh; sản phẩm cam sạch Vân Du Hùng Hải của Công ty TNHH Hùng Hải Thạch Thành (thị trấn Vân Du); sản phẩm ổi lê Thành Tâm của HTX ổi xã Thành Tâm...

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, các mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành đã mang lại một hướng đi mới cho bà con nông dân. Ngoài phát huy hiệu quả về kinh tế thì việc thay đổi tư duy, tập quán trong sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mà điểm nổi bật là đã thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa; biết trồng xen canh, đa canh để cải tạo đất, phát triển bền vững vùng nguyên liệu... Các mô hình đã mở ra sinh kế bền vững cho bà con các địa phương, nhất là giúp cho những hộ nghèo, cận nghèo học tập được những kinh nghiệm quý để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Theo báo cáo của huyện Thạch Thành, nếu như năm 2020 toàn huyện có 1.881 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,13%; có 2.400 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,54% thì đến năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) toàn huyện chỉ còn 1.004 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,7%; 2.396 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,45%. Trong giai đoạn 2021-2025, huyện đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 2,3% tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 2,5%/năm trở lên. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân 1,63%/năm trở lên. Đến năm 2025, giảm 50% các thôn đặc biệt khó khăn, 50% xã khó khăn...

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]