(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cấp công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp để phòng ngừa các cuộc tranh chấp lao động, từ đó góp phần giảm thiểu các vụ tranh chấp lao động, không để ngừng việc tập thể xảy ra. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán đã xảy ra một số vụ việc ngừng việc tập thể tại các tỉnh lân cận, có yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây lan tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều địa phương.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể

Năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cấp công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp để phòng ngừa các cuộc tranh chấp lao động, từ đó góp phần giảm thiểu các vụ tranh chấp lao động, không để ngừng việc tập thể xảy ra. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán đã xảy ra một số vụ việc ngừng việc tập thể tại các tỉnh lân cận, có yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây lan tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công tại nhiều địa phương.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa Trịnh Thị Hoa làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp và công đoàn Công ty TNHH Giầy Phúc Thành (huyện Thọ Xuân).

Để chủ động ứng phó với diễn biến tình hình quan hệ lao động, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã ban hành Công văn số 65/LĐLĐ yêu cầu LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành, Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; Công đoàn cơ sở trực thuộc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.

Theo đó, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn (trong doanh nghiệp, khu nhà trọ, khu dân cư) tới người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động về việc đồng hành, chia sẻ khó khăn, lấy quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của NLĐ làm động lực ổn định doanh nghiệp (DN) và ngược lại, phát triển DN là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của NLĐ.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thường xuyên nắm tình hình, hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11-11-2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Chỉ đạo, hướng dẫn các Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, hỗ trợ, tăng cường trao đổi thông tin về tình hình DN, tâm tư, nguyện vọng, chế độ đối với NLĐ; tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng và triển khai đồng thời các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể khi cần thiết.

Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn Công đoàn cơ sở, NLĐ, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lây lan.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể

Công nhân Công ty TNHH Giầy Venus Việt Nam trong ca sản xuất.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã thành lập 3 đoàn công tác do các đồng chí Thường trực LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn xuống làm việc trực tiếp với lãnh đạo các DN và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở các DN có đông công nhân, lao động để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, quan hệ lao động, công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc thực hiện các chế độ, chính sách cho NLĐ theo phát luật lao động, liên quan đến chế độ tiền lương và các chế độ phúc lợi. Trên cơ sở đó đề nghị DN xem xét để điều chỉnh mức lương cơ bản, thưởng, các chế độ phúc lợi cho NLĐ, giải quyết kịp thời các kiến nghị đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ, đồng thời thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Thanh Hóa để ổn định sản xuất.

Đến thời điểm này, các đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh đã làm việc với 11 DN thuộc Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, LĐLĐ các huyện: Hà Trung, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hậu Lộc…Trên cơ sở đề xuất của các đoàn công tác, 100% các DN đều thống nhất điều chỉnh nâng lương cơ bản lên 6% so với năm 2021 cho toàn thể cán bộ, công nhân, lao động, bắt đầu thực hiện từ tháng 2-2022.

Việc LĐLĐ tỉnh triển khai, chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, đặc biệt tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể và đình công. Chủ động triển khai các giải pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu phát sinh tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Khi có tình huống xảy ra, đảm bảo sự chủ động, tích cực, kịp thời, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, lợi ích của Nhà nước, xã hội và DN.

Thanh Huê


Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]