(Baothanhhoa.vn) - Một không khí sinh hoạt gia đình vốn được coi là hiếm hoi đối với gia đình anh Ngô Xuân Tâm và chị Lê Thị Vinh, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) vào cuối buổi chiều. Chị Vinh tất bật với món cua đồng cho bữa chiều. Bé gái Trâm Anh vui vẻ chuyện trò khi được bố tết những lọn tóc ngắn xinh xắn. Bình thường, công việc của cả 2 vợ chồng đều bận rộn. Anh Tâm là bếp trưởng tại một khách sạn ở TP Sầm Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sống chậm... để trân trọng và yêu thương nhiều hơn

Một không khí sinh hoạt gia đình vốn được coi là hiếm hoi đối với gia đình anh Ngô Xuân Tâm và chị Lê Thị Vinh, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) vào cuối buổi chiều. Chị Vinh tất bật với món cua đồng cho bữa chiều. Bé gái Trâm Anh vui vẻ chuyện trò khi được bố tết những lọn tóc ngắn xinh xắn. Bình thường, công việc của cả 2 vợ chồng đều bận rộn. Anh Tâm là bếp trưởng tại một khách sạn ở TP Sầm Sơn.

Sống chậm... để trân trọng và yêu thương nhiều hơn

Chị Trịnh Thị Hằng, khu đô thị mới Đông Vệ 5, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) tranh thủ thời gian giãn cách xã hội để chăm sóc không gian sống của gia đình.

Làm ca, tranh thủ khi sắp xếp được, anh còn nhận thêm công việc phục vụ tại các gia đình khi có đám cưới, đám hỏi. Còn chị Vinh làm hậu cần tại một đơn vị quân đội. Dịch bệnh COVID-19 khiến công việc của anh Tâm bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây cũng là quãng thời gian anh có thể dành cho tổ ấm bé nhỏ của mình nhiều thời gian và tâm huyết hơn. Chị Vinh đi làm về, 2 bé nhỏ đã được bố tắm sạch sẽ. Mâm cơm đầm ấm với những món ăn đã nhiều lần anh Tâm dự định “trổ tài” tại gia nay đã thành hiện thực.

Chị Trịnh Thị Hằng, khu đô thị mới Đông Vệ 5, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đam mê cây cảnh đã lâu. Vậy nhưng, công việc giáo viên tiểu học, với lịch dạy bán trú, lịch họp, lịch ôn thi của học sinh và việc chỉ bảo cho 2 cậu con trai trong gia đình khiến lúc nào lịch làm việc của chị cũng trong tình trạng lên “dây cót”, không có nhiều thời gian dành cho niềm đam mê. Đợt nghỉ dịch này, giúp chị có nhiều thời gian hơn cho việc chăm lo sở thích và không gian sống của gia đình. Không chỉ chăm chút, nhân giống, “tậu” thêm những giò lan mới đủ sắc hương, chị Hằng còn trồng thêm được nhiều loại cây xanh và những vườn rau nhỏ xanh mướt trên sân thượng. Thay vì mỗi bữa sáng, cả nhà vội vã với những bữa ăn tạm, giờ đây, chị có thời gian nấu cho 2 con trai những món ăn sáng cầu kỳ, độc đáo hơn. Cũng trong quãng thời gian cả nhà được quây quần, giãn lịch làm việc, lịch học, lịch thi này, chị Hằng đã được 2 “anh” con trai trong nhà “tập huấn”, hỗ trợ các kỹ năng làm việc trực tuyến mà nhà trường triển khai, giúp chị vẫn hàng ngày lên lớp truyền đạt kiến thức cho học sinh trong thời gian các con không được tới trường.

Thời khắc này những năm trước, là thời điểm vào mùa lắp đặt các thiết bị và kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, khiến gia đình anh Kỷ, chị Thơ, khu 2, thị trấn Hậu Lộc khá bận rộn. Giờ giấc sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn để kịp yêu cầu của khách. Nay, cửa hàng đóng cửa theo chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ, tuy nguồn vốn bị tồn đọng một thời gian, nhưng cũng là quãng thời gian gia đình có thể nghỉ ngơi sau nhiều năm công việc nối tiếp. Cô con gái lớn Thu Hương, sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Kinh tế quốc dân được mẹ có thời gian hướng dẫn nấu và bày biện một số món ăn. 2 mẹ con cũng cùng nhau “nghiên cứu” một số công thức làm bánh, tập tành thực hành và thưởng thức những món ăn mà trước kia ít có thời gian có thể làm được. Cô bé vui vẻ: Sắp xếp xong giờ học trực tuyến và làm bài tập, do ở nhà với gia đình nên em có thời gian dạy bảo thêm toán, tiếng Anh cho em trai học lớp 5. Trước kia khi đi học ở Hà Nội, ngoài giờ học tại trường, em có đi dạy thêm và tham gia một số hoạt động ngoại khóa, nên cũng ít có thời gian để cuối tuần về nhà. Kỳ nghỉ này tuy dài hơn nhiều so với mong đợi, nhưng cũng mang lại cho em nhiều điều bổ ích. Cô bé bùi ngùi: Tạm gác lại một số kế hoạch còn dang dở ở chốn thị thành. Nhưng em tin, sau kỳ nghỉ này, mọi thứ sẽ có sức bật tốt hơn.

Làm nghề phiên dịch, chị Ngọc Bình, sinh sống tại phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) luôn khá bận rộn với công việc và lịch trình di chuyển. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh xảy ra, chị đã tự điều chỉnh mọi sinh hoạt, hoạt động của mình. Thay vì hoạt động, tiếp xúc, giao tiếp với các mối quan hệ bên ngoài, thời gian này, chị Bình tập trung nâng cao kỹ năng tiếng Anh giao tiếp. Đồng thời, tham gia một khóa học yoga trên mạng internet để rèn luyện sức khỏe cho bản thân và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết. Chị Bình chia sẻ: Việc cách ly xã hội là một biện pháp thực sự thiết thực. Tuy mỗi người, mỗi nhà đều chịu ảnh hưởng ít nhiều về kinh tế, nhưng đó là cách duy nhất để bảo đảm an toàn cho chính bản thân, cho người thân và cộng đồng. Do đó, thay vì hoang mang, lo lắng, mỗi người, mỗi nhà hãy biết cách tận dụng khoảng thời gian này để học tập, rèn luyện và tự tìm cho mình những niềm vui trong cuộc sống.

Những cung đường không còn nhộn nhịp giờ tan tầm. Nhưng, những bếp lửa đỏ hồng nhiều hơn. Những bữa cơm cũng trở nên đủ đầy, đầm ấm khi những thành viên trong gia đình không còn “lỡ hẹn”. COVID-19, kéo theo nhiều hệ lụy nhãn tiền. Hoạt động kinh tế bị suy giảm, nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, nhiều người thiếu việc làm. Nhưng, xét trên một bình diện khác, kỳ nghỉ “bất khả kháng” này cũng là một cơ hội hiếm có để mỗi người có cơ hội được “sống chậm” hơn, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho gia đình, để rồi, trân quý hơn cuộc sống, công việc trong những thời khắc “bình yên”.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]