(Baothanhhoa.vn) - Qua 3 năm thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh những kết quả đạt được như: mở rộng không gian, quy mô của một chính quyền đơn vị hành chính cấp xã, giảm đầu mối cấp trực thuộc, tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì vấn đề sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại các địa phương vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài cuối): Những phát sinh sau sáp nhập

Qua 3 năm thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh những kết quả đạt được như: mở rộng không gian, quy mô của một chính quyền đơn vị hành chính cấp xã, giảm đầu mối cấp trực thuộc, tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì vấn đề sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại các địa phương vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài cuối): Những phát sinh sau sáp nhập

Ảnh minh họa.

Tin liên quan:
  • Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài cuối): Những phát sinh sau sáp nhập
    Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài 2): Nâng ...

    Việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tinh gọn hệ thống ĐVHC theo đúng chủ trương của Đảng. Từ đó, mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giảm số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Qua đó, giảm chi ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực để tăng cường phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, thực hiện các chính sách an sinh xã hội; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân và tăng nguồn lực đầu tư để phát triển.

  • Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài cuối): Những phát sinh sau sáp nhập
    Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - những vướng mắc cần giải quyết (Bài 1): Địa ...

    Bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 653/2019/UBTVQH14 ngày 12-3-2019 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14-5-2019 của Chính phủ về công tác sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, bằng nhiều cách làm chủ động, phù hợp, tỉnh Thanh Hóa đã sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn thành 67 xã, phường, thị trấn, giảm 76 đơn vị; là địa phương có số lượng ĐVHC cấp xã giảm nhiều nhất cả nước. Đến nay, các xã, phường, thị trấn sau khi sáp nhập đã hoạt động ổn định, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, từ đó tạo động lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bài toán xử lý công sở dôi dư cần tìm lời giải

Thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị ngày 24-12-2018 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021, huyện Thọ Xuân là địa phương có số lượng đơn vị hành chính phải thực hiện sắp xếp nhiều nhất tỉnh với 20 xã, thị trấn thực hiện sắp xếp thành 9 xã, thị trấn, giảm 11 đơn vị. Sau sáp nhập có 11 công sở dôi dư, trên cơ sở thực tế huyện đã sắp xếp bố trí 3 công sở làm nơi làm việc của công an chính quy, 3 công sở đang được huyện trưng dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19, những công sở còn lại hiện tại đang bỏ không.

Để tránh lãng phí, huyện Thọ Xuân đã xây dựng phương án xử lý những công sở dôi dư dựa trên các văn bản của Trung ương, của tỉnh như: Nghị định số 151 ngày 26-12-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định 167 ngày 31-12-2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Theo đó, những công sở dôi dư sẽ được huyện giải quyết theo 2 hướng: cho thuê; bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, huyện Thọ Xuân đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản công sau sáp nhập.

Theo báo cáo của UBND tỉnh làm việc với đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, sau khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, UBND tỉnh đã giao các cơ quan chuyên môn hướng dẫn phương án xử lý tài sản công, đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 111/2018/NQ-HĐND tỉnh về việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thanh Hóa. Trong số 143 công sở của các đơn vị hành chính trước khi sắp xếp, hiện đã bố trí sử dụng 84 công sở, trong đó có 76 công sở của đơn vị hành chính mới; còn lại là trụ sở của công an xã, nơi làm việc của mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội, trường mầm non. Hiện có 59 công sở chưa sử dụng, trong 2 năm qua được trưng dụng làm khu cách ly phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, để tránh lãng phí trong việc sắp xếp sử dụng những công sở chưa sử dụng, sau khi giải thể khu cách ly vẫn đang là bài toán cần đi tìm lời giải. Bởi vì công năng của các công sở hành chính được thiết kế, xây dựng theo quy chuẩn riêng, quy mô lớn; nên rất khó cải tạo, sửa chữa phục vụ cho cộng đồng dân cư, không phù hợp để làm nhà văn hóa, trường học hay trạm y tế ở địa phương. Bên cạnh đó, đất xây dựng công sở là đất hành chính nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải điều chỉnh quy hoạch, đòi hỏi có thời gian; trường hợp chuyển đổi mục đích sang đất ở, đất kinh doanh dịch vụ thì việc xử lý tài sản là nhà, trụ sở, công trình trên đất rất khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư hoặc người dân tham gia.

Quan tâm giải quyết chính sách đặc thù

Ngoài việc khó khăn trong việc tìm lời giải bố trí các công sở dôi dư, trong quá trình triển khai thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, qua thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn phát sinh vướng mắc về thực hiện chính sách đặc thù. Tén Tằn trước khi sáp nhập vào thị trấn Mường Lát là xã biên giới có 5 bản là: Tân Lập, Đoàn Kết, Na Khà, Chiên và Tén Tằn với 3 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Thái, Khơ Mú, trong nhiều năm trước người dân được hưởng phụ cấp 30% cho vùng đặc biệt khó khăn. Khi sáp nhập vào thị trấn Mường Lát đến 1-1-2022 không còn được hưởng phụ cấp đặc biệt nữa vì thị trấn không có trong danh sách được hưởng phụ cấp. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người dân ở xã Tén Tằn được sáp nhập về thị trấn Mường Lát là những hộ nghèo, khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, việc sản xuất chủ yếu dựa vào nương rẫy, đi rừng... Cộng thêm địa hình chia cắt, một số khu dân cư nằm biệt lập, sát biên giới với nước bạn Lào, cuộc sống người dân vẫn nặng về tự cung, tự cấp, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp nếu không được hỗ trợ chính sách đặc thù sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, như khu dân cư Đoàn Kết nơi ở của 169 hộ, gần 753 nhân khẩu, 99% người dân là đồng bào dân tộc Khơ Mú.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo Bộ Nội vụ hướng dẫn và đang trong quá trình lập hồ sơ đề nghị các cơ quan Trung ương quan tâm, bổ sung thị trấn Mường Lát vào danh sách các đơn vị được hưởng phụ cấp đặc biệt 30%.

Theo thống kê của UBND tỉnh Thanh Hóa, trong số 143 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trước khi sáp nhập xã Quang Hiến (nhập vào thị trấn Lang Chánh), xã Tân Lập và Lâm Xa (nhập vào thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước), xã Xuân Cẩm (nhập vào thị trấn Thường Xuân)... đang hưởng chính sách đặc thù. Nhưng sau khi sáp nhập thực hiện, Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8-10-2019 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2019 (thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 của Chính phủ) không còn quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo 30a. Vì vậy, sau khi sắp xếp các xã vào thị trấn, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức... công tác tại các xã khi nhập vào thị trấn: Lang Chánh, Cành Nàng, Thường Xuân đã không còn được hưởng phụ cấp đặc thù, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống.

Trước những khó khăn của cán bộ, công chức, viên chức ở những vùng thuộc diện khó khăn, UBND tỉnh đã đề xuất với Trung ương cho phép tỉnh Thanh Hóa được thực hiện chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức... công tác tại địa bàn các xã khi nhập vào thị trấn thuộc các huyện nghèo được áp dụng theo Điểm 2 Mục III Phần 2 Nghị quyết số 30a của Chính phủ.

Những kiến nghị từ thực tiễn

Qua thực tế triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị trong quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2030, các cơ quan của Quốc hội cần nghiên cứu đối với những đơn vị hành chính đã sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 nhưng vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn thì chưa tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn tiếp theo để đảm bảo ổn định đơn vị hành chính, hạn chế tác động, xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân. Đề nghị Trung ương sớm xây dựng, ban hành nghị quyết và đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2030, để các địa phương có cơ sở chuẩn bị phương án sắp xếp trong giai đoạn tới. Trong thời gian chưa ban hành các văn bản về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022-2030, một số địa phương tiếp tục sắp xếp, sáp nhập thì đề nghị cho phép được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 653 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể, cách hiểu thống nhất về việc đổi tên của các cơ quan, tổ chức gắn với tên của đơn vị hành chính khi thành lập; nhất là đối với các tổ chức hội, đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế... Do đó, đề nghị quy định khi thành lập đơn vị hành chính đô thị trên cơ sở nguyên trạng đơn vị hành chính nông thôn thì các tổ chức hội, đơn vị sự nghiệp... được tổ chức theo đơn vị hành chính cũng thay đổi tên tương ứng với tên của đơn vị hành chính; nhằm giảm hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính đối với tổ chức, công dân.

Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]