(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có hệ thống đường bộ rộng lớn, tuy nhiên do chưa được quản lý và bảo vệ đồng bộ, nên nhiều tuyến đường còn bị lấn chiếm và khai thác quá mức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Rõ việc, rõ trách nhiệm hơn

Thanh Hóa có hệ thống đường bộ rộng lớn, tuy nhiên do chưa được quản lý và bảo vệ đồng bộ, nên nhiều tuyến đường còn bị lấn chiếm và khai thác quá mức.

Rõ việc, rõ trách nhiệm hơn

Nhằm quản lý, bảo vệ, phát huy tốt hơn hạ tầng giao thông quan trọng này, UBND tỉnh đã ban hành quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, quy định rõ việc phân cấp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chấp thuận, cấp phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ; đấu nối đường nhánh vào đường bộ; chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công nút giao đấu nối...

Quy định có hiệu lực từ tháng 5-2021, đã mở ra một hành lang pháp lý theo hướng rõ việc, rõ trách nhiệm, cụ thể cơ quan quản lý, từ đó góp phần hạn chế tình trạng đùn đẩy hoặc vượt quyền, lạm quyền, giúp các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm được giao, từ đó tăng cường phối hợp để quản lý, bảo vệ đồng bộ, thống nhất hệ thống đường bộ trên địa bàn.

Tại quy định này, UBND tỉnh giao Sở Giao thông - Vận tải tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến quốc lộ được Tổng cục Đường bộ ủy thác; tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có quyền cấp phép thi công các công trình thiết yếu đối với các tuyến đường tỉnh được giao quản lý. Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có quyền cấp phép thi công các công trình thiết yếu đối với các tuyến đường tỉnh được UBND tỉnh giao quản lý và các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý. UBND cấp huyện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có quyền cấp phép thi công các công trình thiết yếu đối với các tuyến, đoạn tuyến đường tỉnh được UBND tỉnh giao quản lý và đường huyện, đường đô thị thuộc phạm vi quản lý sau khi Sở Giao thông - Vận tải chấp thuận. UBND cấp xã quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường xã thuộc phạm vi quản lý.

Đối với xử lý vi phạm về hành lang an toàn đường bộ cũng quy định rõ chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn, tổ chức giải tỏa kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định hiện hành.

Quy định cũng phân cấp cơ quan và cấp có thẩm quyền trong việc chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác, cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu; chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công, cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường bộ.

Các cơ sở dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hành lang đường bộ chưa đến mức phải giải tỏa, di dời phải thực hiện các thủ tục về đấu nối vào đường bộ theo quy định để đảm bảo an toàn giao thông, ngoài ra còn phải xây dựng hệ thống thoát nước với sự thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ.

Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải được phép thu hồi giấy phép thi công công trình thiết yếu, công trình nút giao đấu nối vào đường bộ khi cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện cấp sai quy định. Đình chỉ những công trình vi phạm nội dung giấy phép thi công; đình chỉ những hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trên các tuyến đường bộ trong phạm vi toàn tỉnh; báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những nội dung vượt thẩm quyền; chỉ xem xét cấp lại giấy phép thi công sau khi các vi phạm được khắc phục. Đây đều là những vấn đề gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như đời sống ở những nơi có tuyến đường đi qua.

Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được đánh giá mang tính thực tế cao, theo hướng rõ việc, rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng sở, ngành, UBND các cấp, từ đó góp phần quản lý, bảo vệ tốt hơn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm, để cùng phát huy hết giá trị của tài nguyên giao thông quan trọng này.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]