(Baothanhhoa.vn) - Hiện đang là thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Cúm, hô hấp... Do đó, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cần phải được thực hiện hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện đang là thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Cúm, hô hấp... Do đó, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cần phải được thực hiện hiệu quả.

Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Vệ (TP Thanh Hóa), cho biết: Năm học 2018-2019, nhà trường có hơn 300 trẻ ở 4 nhóm lớp. Để phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa thu - đông, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp, tiêu chảy cho trẻ; tăng cường tuyên truyền cho giáo viên và phụ huynh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là một số bệnh thường gặp như tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, các bệnh đường hô hấp... Với phương châm phòng hơn chống, nhà trường chủ động phối hợp với trạm y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của các cháu. Ngoài ra, sau mỗi giờ ra chơi, các thầy cô thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn học sinh thói quen vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Do có tổ chức ăn bán trú cho học sinh nên nhà trường rất chú trọng công tác vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lớp học, thường xuyên vệ sinh bếp ăn để bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời, tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ..., nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhiều năm qua, nhà trường không để xảy ra dịch bệnh.

Để ứng phó với các nguy cơ dịch bệnh thời điểm giao mùa, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tập trung vào việc giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các ca bệnh có nguy cơ lây truyền cao tại các cơ sở điều trị. Các điểm tiêm chủng mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục triển khai tiêm chủng cho trẻ. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác phòng chống dịch thời điểm giao mùa, tuyên truyền cho nhân dân các biện pháp phòng tránh chủ động các bệnh cảm lạnh, cúm, viêm phổi, viêm họng, cao huyết áp, đột quỵ ở người cao tuổi; thành lập các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ cho các xã, phường trong việc điều tra và xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và các đội phòng chống dịch; xây dựng cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị phục vụ phòng chống dịch. Lực lượng cán bộ chuyên môn của các đội cơ động chống dịch thường xuyên túc trực, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công. Ngoài ra trung tâm cũng tăng cường công tác giám sát bệnh nhân từ tuyến cơ sở, phát hiện sớm những trường hợp đầu tiên, triển khai các biện pháp chống dịch tích cực, kịp thời không để dịch lan rộng. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan trong việc triển khai công tác phòng chống dịch; tiến hành kiểm tra, giám sát các ổ dịch cũ và các vùng trọng điểm để phát hiện người lành mang trùng cùng với các yếu tố nguy cơ. Khi có dịch bệnh xảy ra, trung tâm phối hợp chặt chẽ với ngành liên quan vận động nhân dân làm vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, giám sát, phối hợp điều trị không để dịch lây lan rộng.

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Cứ đến chu kỳ bắt đầu chuyển mùa thì tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng, nhưng so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, hiện tình hình dịch bệnh ở Thanh Hóa khá ổn định, số lượng bệnh nhân mắc bệnh giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 2 bệnh giảm rõ rệt là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận khoảng 117 trường hợp sốt xuất huyết, 234 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 336 trường hợp tay chân miệng, rải rác các địa phương, các ca bệnh đã được khống chế, không thành dịch. Tuy nhiên, thời tiết giao mùa là điều kiện lý tưởng cho vi sinh gây bệnh phát triển, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh lớn. Để chủ động phòng chống các dịch bệnh thời điểm giao mùa mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau: Tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc-xin phòng bệnh như: Sởi, rubella, ho gà...); bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày; bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]