(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 57 năm, ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh “Quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy”. Đây là dấu mốc quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nói chung, lực lượng cảnh sát PCCC nói riêng. Từ đó đến nay, ngày 4-10 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát PCCC và cũng là Ngày “Toàn dân PCCC”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy

Cách đây 57 năm, ngày 4-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh “Quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy”. Đây là dấu mốc quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nói chung, lực lượng cảnh sát PCCC nói riêng. Từ đó đến nay, ngày 4-10 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát PCCC và cũng là Ngày “Toàn dân PCCC”.

Lực lượng cảnh sát PCCC sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khi có cháy, nổ xảy ra.

Sau khi được tách ra thành một đơn vị cấp sở trực thuộc Bộ Công an và UBND tỉnh, ngày 17-9-2018, thực hiện chủ trương của Bộ Công an về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy lực lượng Công an tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Công an Thanh Hóa đã tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc sáp nhập Cảnh sát PCCC vào Công an tỉnh và tổ chức thành Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) thuộc Công an tỉnh với mô hình tổ chức gồm 5 đội nghiệp vụ và 4 đội Cảnh sát PCCC khu vực; đồng thời bố trí, sắp xếp 17 đội cảnh sát PCCC thuộc công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Với chức năng nhiệm vụ được giao, ngay sau khi sáp nhập, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy, ổn định tổ chức tập trung tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC toàn dân giai đoạn 2016 - 2020”, đẩy mạnh việc thực hiện Luật PCCC và các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về công tác PCCC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH, đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân tham gia công tác PCCC, CNCH.

Thời gian qua lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH đã luôn chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ. Thường xuyên tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng với các ngành chức năng, các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp PCCC theo nguyên tắc lấy phòng là chính và phương châm 4 tại chỗ. Triển khai xây dựng các mô hình đảm bảo an toàn PCCC tại các chợ, trung tâm thương mại, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm. Đồng thời tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện chuyên sâu nghiệp vụ PCCC và CNCH nhằm nâng cao kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống khi có cháy, nổ xảy ra cho các lực lượng PCCC chuyên nghiệp cũng như lực lượng phòng cháy cơ sở. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp, giải pháp an toàn về PCCC. Qua đó đã phát hiện và kiến nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót và vi phạm quy định an toàn PCCC, ngăn ngừa các nguy cơ gây cháy, bảo vệ an toàn về PCCC các trụ sở làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, các cơ sở và công trình trọng điểm, đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC cho các sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch quan trọng của tỉnh. Một số cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trọng điểm có nhiều nguy cơ cháy nổ như: Xăng dầu, khí hóa lỏng; xi măng, dệt may, giầy da... hàng năm đều xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho công tác huấn luyện nghiệp vụ, mua sắm, trang bị nhiều phương tiện chữa cháy hiện đại, thường xuyên diễn tập các phương án chữa cháy, đáp ứng yêu cầu khi có tình huống cháy nổ xảy ra.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, trên địa bàn tỉnh, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, các công trình nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ cũng được mở rộng và phát triển; nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, khí gas, hàng hóa, vật liệu dễ cháy trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh... ngày càng gia tăng nên nguy cơ xảy ra cháy nổ càng cao. Do đó nhiệm vụ đặt ra đối với công tác PCCC là hết sức nặng nề. Đặc biệt từ khi Luật PCCC ra đời và chính thức có hiệu lực (4-10-2001), lực lượng cảnh sát PCCC công an Thanh Hóa đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào công tác PCCC. Phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC đã được củng cố và phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó có nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC. Lực lượng cảnh sát PCCC cơ sở cũng luôn được củng cố cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 5.893 đội dân phòng với 54.387 đội viên; 7.139 đội PCCC cơ sở với 48.320 đội viên. Lực lượng này đã trực tiếp giải quyết các vụ cháy xảy ra ở cơ sở, góp phần ngăn chặn và phòng ngừa không để xảy ra cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Do chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây cháy, nổ, nên trong nhiều năm qua tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được đảm bảo ổn định. Nhiều vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra đã được triển khai cứu chữa nhanh chóng và kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thương vong về người và thiệt hại về tài sản. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH đã kịp thời chữa cháy 28 vụ; tổ chức tìm kiếm cứu nạn 23 vụ tai nạn, sự cố; cứu được 18 người; tìm kiếm 22 người chết và mất tích do đuối nước, mắc kẹt trong đám cháy, trong cabin; phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra và xác minh làm rõ nguyên nhân 37 vụ cháy.

Bên cạnh đó, đơn vị đã thực hiện tốt công tác giải quyết các thủ tục hành chính trên lĩnh vực PCCC. Trong đó đã tổ chức thẩm duyệt PCCC đối với 576 công trình; nghiệm thu về PCCC 220 công trình. Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo 13 chuyên đề, chuyên ngành và định kỳ đối với 8.667 lượt cơ sở, qua đó đã phát hiện và đề nghị khắc phục 17.372 sơ hở, thiếu sót về PCCC; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC 265 trường hợp, phạt tiền hơn 815 triệu đồng.

Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, thời gian tới, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia, xây dựng phong trào toàn dân PCCC bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ nhằm làm chuyển biến về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong công tác PCCC và CNCH, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh của tỉnh.


Bài và ảnh: Đình Hợp (Công an tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]