(Baothanhhoa.vn) - Năm 2016, được sự hỗ trợ của hội LHPN cấp trên, Hội LHPN xã Hà Ninh (Hà Trung) đã triển khai xây dựng mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni-lông” thu hút hơn 90% hội viên, phụ nữ tham gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni-lông

Năm 2016, được sự hỗ trợ của hội LHPN cấp trên, Hội LHPN xã Hà Ninh (Hà Trung) đã triển khai xây dựng mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni-lông” thu hút hơn 90% hội viên, phụ nữ tham gia.

Hội viên phụ nữ xã Hà Ninh (Hà Trung) sử dụng phế phẩm nông nghiệp làm phân vi sinh.

Để xây dựng mô hình có hiệu quả, hội LHPN xã báo cáo cấp ủy, chính quyền kế hoạch xây dựng mô hình, huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức khảo sát thực trạng môi trường và nhu cầu của hội viên, phụ nữ xã về xây dựng mô hình bảo vệ môi trường; vận động 50 chị tham gia mô hình “Câu lạc bộ (CLB) phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni-lông khi đi chợ” và ký cam kết bảo vệ môi trường khu dân cư. Tổ chức lễ ra mắt CLB, xây dựng quy chế sinh hoạt định kỳ hàng quý với các chủ đề về “Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường”; tổ chức tập huấn cho các thành viên CLB về công tác bảo vệ môi trường, tác hại của việc sử dụng túi ni-lông đến sức khỏe con người. Hướng dẫn 100% hộ gia đình phụ nữ kiến thức thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại gia đình bằng cách: Đối với các loại túi ni-lông sau khi sử dụng, giặt sạch phơi khô để tái sử dụng, các loại rác thải dễ phân hủy phơi khô để đốt hoặc ủ làm phân vô cơ bón cho cây trồng; thủy tinh, chai lọ bán cho người đi thu gom; các loại thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm... đây là việc làm đơn giản nhưng hiệu quả cao. Sau lớp tập huấn, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ mỗi thành viên một chiếc làn nhựa đi chợ, đồng thời hướng dẫn kỹ năng sử dụng giấy báo, lá chuối, hộp nhựa để đựng thực phẩm tươi sống khi đi chợ, giúp cho các chị từ bỏ dần thói quen sử dụng túi ni-lông trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, CLB chọn 20 gia đình hội viên, phụ nữ để hỗ trợ dụng cụ phân loại rác thải tại gia đình.

Để thay đổi thói quen xả rác tùy tiện của người dân, hội LHPN xã còn vận động các hộ dân xây, đào hố xử lý rác thải tại hộ gia đình, hoặc 3-4 gia đình chung nhau để xây dựng lò xử lý rác thải. Định kỳ, các hộ phân loại rác thải đem đốt, việc làm trên đã xóa được các điểm xả rác thải tự phát, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp.

Bên cạnh đó, Hội LHPN xã Hà Ninh đã vận động chị em thu gom, tận dụng các loại vỏ hoa quả, các loại rau củ quả phế thải trộn cùng đường cát (hoặc mật mía) để tạo ra chế phẩm (EM) có tác dụng thay thế thuốc trừ sâu, khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

Sau 2 năm triển khai thực hiện mô hình thu gom, xử lý rác thải tại gia đình và hạn chế sử dụng túi ni-lông khi đi chợ, trung bình mỗi năm, xã Hà Ninh giảm lượng rác vào khu tập kết tập trung là 30.000 khối/thôn, như vậy vừa giảm lượng rác thải ra môi trường vừa giảm chi phí cho mỗi hộ gia đình (mỗi khẩu giảm 4.000 đồng/tháng đóng lệ phí vệ sinh môi trường cho thôn do lượng rác thải ra môi trường ít hơn). Mô hình đã phát huy hiệu quả, hạn chế được vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu dân cư; được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Phụ nữ và cộng đồng dân cư cũng nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xử lý có hiệu quả rác thải tại gia đình, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Phụ nữ Thanh Hóa chung sức xây dựng nông thôn mới” và Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Từ hiệu quả của mô hình, Hội LHPN huyện Hà Trung đã triển khai nhân rộng trong toàn huyện.


Bài và ảnh: Minh Yên, (Hội LHPN tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]