(Baothanhhoa.vn) - Sáng 8-6, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Gọi tắt là Liên Hiệp hội) đã tổ chức hội thảo khoa học phản biện Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa” (gọi tắt là Đề án).

Phản biện Đề án "Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa"

Sáng 8-6, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Gọi tắt là Liên Hiệp hội) đã tổ chức hội thảo khoa học phản biện Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa” (gọi tắt là Đề án).

Phản biện Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa”

Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Nguyễn Văn Phát chủ trì hội thảo.

Căn cứ vào dự thảo chương trình và tài liệu liên quan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan soạn thảo) chuẩn bị và ý kiến của thành viên Hội đồng, Liên Hiệp hội đã xây dựng thành báo cáo nghiên cứu phục vụ hội thảo phản biện.

Theo đó, Dự thảo Đề án được xây dựng gồm 4 phần. Phần I là sự cần thiết xây dựng Đề án; Phần II là thực trạng tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa; Phần III là mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả và giải pháp thực hiện Đề án; Phần IV là tổ chức thực hiện.

Quá trình tổ chức xây dựng Dự thảo Đề án được thực hiện một cách công phu, đầu tư nhiều công sức, trí tuệ thể hiện qua việc điều tra, khảo sát thu thập các thông tin về thực trạng tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh…

Phản biện Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa”

Đại diện Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật trình bày báo cáo nghiên cứu phục vụ hội thảo.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về kết cấu, nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện để Đề án có tính thực tiễn và khả thi khi triển khai thực hiện. Trong đó, đề nghị cần xem xét, nghiên cứu điều chỉnh tên, bố cục của Đề án; sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; đồng thời xác định lại mục tiêu tổng quát, nội dung trình bày còn quá dài, mục tiêu của việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết chưa được thể hiện rõ nét; cần phân định rõ mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp; nhiệm vụ cũng cần được phân chia thành 2 giai đoạn nên cần xác định năm thực hiện và năm hoàn thành từng nhiệm vụ đề ra trong từng nhóm nhiệm vụ; về giải pháp cần rà soát lại các giải pháp trong từng nhóm để chọn ra những giải pháp thật sự tích cực và các tính mới; về kinh phí cần xác định lại nguồn kinh phí cho đúng quy định.

Phản biện Đề án “Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa”

Đồng chí Hoàng Bá Tường, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phản biện tại hội thảo.

Các thành viên Hội đồng phản biện cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo nghiên cứu phục vụ phản biện do Liên hiệp hội chuẩn bị, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá làm rõ thêm các nội dung, quan điểm.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Liên hiệp hội sẽ tổng hợp giúp đơn vị soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh nội dung trước khi trình tỉnh xem xét quyết định.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]