(Baothanhhoa.vn) - Những ngày này các huyện miền núi xứ Thanh đang vào chính vụ của nghề nuôi tằm bằng lá sắn để làm thực phẩm. Một vụ tằm gồm nhiều lứa, mỗi lứa kéo dài từ 15 - 18 ngày, nhiều hộ nông dân có thể thu về gần 50-70 triệu đồng mỗi vụ.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Những ngày này các huyện miền núi xứ Thanh đang vào chính vụ của nghề nuôi tằm bằng lá sắn để làm thực phẩm. Một vụ tằm gồm nhiều lứa, mỗi lứa kéo dài từ 15 - 18 ngày, nhiều hộ nông dân có thể thu về gần 50-70 triệu đồng mỗi vụ.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Ở các huyện miền núi của Thanh Hóa như Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành... cây sắn được trồng nhiều để lấy củ chế biến tinh bột hay làm thức ăn gia súc, còn lá sắn thì được nông dân tận dụng làm thức ăn cho tằm làm thực phẩm. (Trong ảnh: Một đồi trồng sắn ở huyện Bá Thước.)

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Gia đình chị Phạm Thị Hồng (phố Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) là một trong số những hộ nuôi nhiều tằm lá sắn nhất ở địa phương. Chị Hồng cho hay, nghề nuôi tằm ở đây có từ lâu đời, nhưng trước kia bà con chủ yếu nuôi lấy thực phẩm sinh hoạt trong nhà. Khoảng ba năm nay, do nhu cầu thị trường lớn nên người dân Bá Thước mở rộng nuôi đại trà, bán thương phẩm.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Chị Hồng chia sẻ: “Nhà mình trồng 2 ha cây sắn, chủ yếu lấy củ bán cho nhà máy vào cuối năm. Khi cây sắn ở giai đoạn phát triển lá vào mùa hè, gia đình tận dụng nguồn lá sắn để nuôi tằm kiếm thêm thu nhập.” Mỗi ngày, chị Hồng cùng chồng lên khu vườn trước nhà bẻ lá sắn về làm thức ăn cho đàn tằm đang thì ăn rộ.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

"Nuôi loài tằm này không mất tiền mua thức ăn, đầu tư cũng không đáng kể, chỉ tốn công đi cắt lá sắn hàng ngày, mỗi năm gia đình tôi nuôi gần 20 lứa (mỗi lứa kéo dài 15-18 ngày), thu nhập 50-70 triệu đồng”, chị Hồng cho biết thêm.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Anh Nguyễn Văn Thơ (35 tuổi, thị trấn Cành Nàng, Bá Thước) đang chăm sóc nong tằm mới nở gần một tuần trước. “Thức ăn cho lũ tằm mới nở thường phải chọn những chiếc lá sắn non hoặc bánh tẻ, lá già quá tằm khó ăn và chậm lớn”, anh Thơ chia sẻ kinh nghiệm.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Giống tằm sắn được lấy từ cơ sở nhân giống ở Phú Thọ với giá 500- 800 nghìn đồng mỗi lạng trứng, lúc cao điểm có thể đến 1 triệu đồng. Người nuôi sau đó đem ủ trong những chiếc khay nhỏ, 3-4 ngày sau tằm con sẽ nở. Vừa nở ra, tằm nhỏ đã biết ăn ngay và lớn rất nhanh. Nếu nuôi thuận lợi thì mỗi lạng trứng tằm có thể cho ra khoảng 1 tạ tằm thương phẩm.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Thời điểm chính vụ khoảng giữa tháng 8, gia đình anh Thơ tận dụng cả sàn nhà đã lát gạch sạch sẽ, khang trang và khu bếp để nuôi tằm. Người nuôi thường trải những tấm bạt xuống nền để phân tằm không bám, gây mất vệ sinh. Chu kỳ một lứa tằm thương phẩm thường kéo dài 15-18 ngày, nên cứ hết một lứa, người nuôi mới phải dọn vệ sinh, khử khuẩn một lần.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Bà Nguyễn Thị Như (65 tuổi) cho biết, tằm sắn cũng thi thoảng bị bệnh, có thời điểm mất trắng nhưng tỷ lệ không nhiều. Tằm thường mắc bệnh nấm hoặc gặp thời tiết quá nắng nóng chúng sẽ chết, nên người nuôi có kinh nghiệm thường chọn vị trí thoáng mát, khi thời tiết nóng nực, phải bật quạt lấy gió cho đàn tằm.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Để nuôi gần một lạng trứng tằm giống, mỗi hộ phải huy động 2 nhân lực lấy lá suốt ngày cho tằm ăn. Lá sắn phải lấy lúc khô ráo, nếu có nước tằm ăn vào sẽ nhiễm lạnh mà chết.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

“Tằm sắn thường ăn rộ vào khoảng ngày thứ 12 sau khi nở và kéo dài đến lúc tằm chín. Thời điểm này là lúc người nuôi vất vả nhất. Nuôi tằm ăn lá sắn không cần kỹ thuật cầu kỳ, chủ yếu cho ăn đầy đủ thì chúng sẽ lớn đều...”, bà Như cho biết thêm.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Tằm từ khi nở, nuôi khoảng 15-18 ngày thì cho thu hoạch, sau đó sẽ có thương lái đến tận nhà thu mua, mang đi các thành phố như Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng... bán cho các nhà hàng.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Tranh thủ những ngày hè, hai con của chị Hồng giúp bố mẹ thu hoạch tằm chín.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Giá tằm hiện dao động 70- 80 nghìn đồng mỗi kg. Theo người dân, hai năm trước do ảnh hưởng dịch COVID-19, giá tằm xuống thấp nhưng năm nay giá cả đã ổn định hơn, có thời điểm đầu vụ giá lên đến 120 nghìn đồng/kg vẫn không có hàng xuất bán.

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Sau khi thu hoạch, tằm sắn được chế biến thành nhiều món như: tằm sắn xào lá lốt, tằm rang thịt hoặc tằm chiên xù, tằm rang lá chanh... Tằm sắn là một loại côn trùng giàu đạm, chất béo và chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, PP, C), khoáng chất (nhất là canxi và photpho). Theo Đông y, tằm chín vị mặn, bùi béo, thơm ngậy, tính ấm, có chất bổ như sâm nhung, được dùng làm thuốc bồi dưỡng thần kinh, ăn ngủ kém, hư lao, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, cơ thể suy nhược...

Nông dân miền Tây xứ Thanh nuôi tằm bằng lá sắn thu lãi cao

Ông Lương Văn Tuân, Phó Trưởng thôn Hồng Sơn, thị trấn Cành Nàng cho biết, trong thôn có gần 30 hộ nuôi tằm sắn, tính cả huyện thì có đến hàng nghìn hộ làm nghề này. “Nghề nuôi tằm giúp bà con có khoản thu nhập ổn định vì không mất tiền mua thức ăn, quy trình nuôi lại đơn giản và giống ngắn ngày”, ông Tuân nói.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]