(Baothanhhoa.vn) - Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, nhiều nạn nhân “da cam” bằng ý chí và nghị lực đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, trở thành những người có ích cho xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những nạn nhân “da cam” giàu nghị lực

Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, nhiều nạn nhân “da cam” bằng ý chí và nghị lực đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình, trở thành những người có ích cho xã hội.

Những nạn nhân “da cam” giàu nghị lực

Khu vườn của nạn nhân “da cam” Nguyễn Bá Sáu (thôn Hòa Lâm, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) được địa phương chọn làm mô hình vườn mẫu. Ảnh tư liệu của M.P

Tù thân thể không lành lặn, sức khỏe không tốt, song thương binh, nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin Nguyễn Bá Sáu ở thôn Hòa Lâm, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân vẫn vượt khó vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Bác Sáu nhâp ngũ tháng 9-1965, tham gia chiến đấu ở chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị), sau đó đơn vị chuyển vào Tây Nguyên. Tháng 5-1968, bị thương tại Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, để lại nơi chiến trường một phần xương máu. Với bản lĩnh người lính Bộ đội Cụ Hồ, bác tiếp tục cống hiến phục vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, đến năm 1988 về nghỉ chế độ. Là thương binh và mang trong mình di chứng CĐDC, song với bản lĩnh và ý chí được trui rèn bác Sáu luôn tích cực lao động, cùng vợ khai thác hiệu quả hơn 6 sào đất vườn lấy tiền nuôi 4 người con ăn học, trong đó có 1 người bị dị tật tay do ảnh hưởng CĐDC. Hiện các con bác đều tốt nghiệp đại học, có người là cán bộ Nhà nước, cũng có người làm nghề tự do.

Đặc biệt, nhờ thường xuyên chuyển đổi mô hình cây, con để cho ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường, nên khu vườn của gia đình bác Sáu đã được xã Ngọc Phụng (xã nông thôn mới nâng cao) chọn làm mô hình vườn mẫu để bà con đến học tập kinh nghiệm. Hiện khu vườn nhà bác Sáu có các loại cây mít ta, bưởi, hồng xiêm, thanh long, nhót...; dưới tán cây ăn quả là rau ngót, gừng, nghệ, các loại cây dược liệu, kết hợp với chăn nuôi gà. Trừ chi phí, mỗi năm cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng, cộng với các chế độ của Nhà nước, bác tích lũy được khoảng 150 triệu đồng/năm. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở địa phương khác đã tìm đến bác Sáu học hỏi và được bác nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm.

Nạn nhân “da cam” Trương Quang Ân (ở xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung), tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 5 miền Đông Nam bộ, địa bàn trọng điểm rải CĐDC/dioxin của quân đội Mỹ. Biết mình mang căn bệnh vô sinh do nhiễm CĐDC, bác Ân nhận 3 đứa trẻ làm con nuôi. Hiện người con đầu làm bác sĩ ở Bình Dương; con thứ 2 đã xây dựng gia đình, sống cùng bác; con thứ 3 học cao đẳng liên thông tại Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn.

Bằng nghị lực phi thường, từ 2 bàn tay trắng, bác Ân đã vươn lên phát triển kinh tế gia đình, có được cơ ngơi khang trang, tiện nghi đầy đủ. Để có được thành quả 150 đàn ong lấy mật, hàng chục cây nhãn, vải và đàn gà như hiện tại, bác đã phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho ong và nhân đàn. Bác Ân chia sẻ: Nuôi ong không cần vốn đầu tư lớn, không vất vả, không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng đòi hỏi sự khéo kéo, cần mẫn, phù hợp với sức khỏe của bản thân và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính trong năm 2020 vừa qua, tổng thu nhập từ bán mật và bán ong giống đạt gần 200 triệu đồng.

Không chỉ vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, bác Ân còn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. Tuy đã thành công với việc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, song bác Ân vẫn luôn tâm niệm mình là người may mắn hơn nhiều đồng đội vì còn được sống, được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ để có được cuộc sống như ngày hôm nay. Vì vậy, dù phải đối mặt với bệnh tật, với những cơn đau khi trái gió trở trời nhưng bác vẫn miệt mài, cần mẫn lao động, đem lại cho đời những giọt mật ngọt.

Cùng gia đình rời quê từ xã Quảng Tâm, huyện Quảng Xương lên định cư tại thôn Tâm Tiến, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh, năm 1974 bác Hoàng Văn Khôi xung phong đi bộ đội, chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1976 bác được xuất ngũ về địa phương, sau đó lấy vợ và có 4 đứa con, 3 trai 1 gái. Tuy nhiên, người con gái thứ 3 là Hoàng Thị Nghĩa từ khi sinh ra đến nay nằm một chỗ, cơ thể như một bộ xương, chỉ nặng 13 kg. Suốt 37 năm ròng, vợ chồng bác âm thầm nén nỗi đau để chăm con.

Không cam chịu đói nghèo, không đầu hàng số phận, hằng ngày vợ chồng bác động viên nhau, chịu khó lao động sản xuất. Cùng với đó là sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước và của địa phương đã tiếp thêm động lực để 2 bác chăm chỉ làm lụng, tích cóp tiền nuôi các con ăn học, xây dựng nhà cửa, đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt. Hiện gia đình bác không những có một cơ nghiệp vững chắc với trên 50 con lợn, 30 đàn ong, 1 ha rừng trồng cây lấy gỗ kết hợp nuôi gà, thả cá, cho thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên/năm.

Bác Phạm Quang Thư, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh, cho biết: “Hiện toàn tỉnh có trên 750 hộ nạn nhân “da cam” vượt lên bệnh tật, lao động sản xuất, làm kinh tế hộ, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Họ thật đáng để chúng ta khâm phục, học tập và noi theo”.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]