(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Xuân có hơn 42.548 người trong độ tuổi lao động. Để công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm đạt hiệu quả, hàng năm huyện tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch ĐTN cho người lao động. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia bồi dưỡng kiến thức, học nghề, tìm việc làm; phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giới thiệu việc làm cho người lao động. Ngoài ra, huyện còn duy trì và phát triển việc dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào các nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi - thú ý; du nhập, đưa vào giảng dạy một số nghề mới có xu hướng phát triển thuận lợi nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: may công nghiệp, cơ khí...

Như Xuân chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Huyện Như Xuân có hơn 42.548 người trong độ tuổi lao động. Để công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm đạt hiệu quả, hàng năm huyện tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch ĐTN cho người lao động. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia bồi dưỡng kiến thức, học nghề, tìm việc làm; phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giới thiệu việc làm cho người lao động. Ngoài ra, huyện còn duy trì và phát triển việc dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào các nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi - thú ý; du nhập, đưa vào giảng dạy một số nghề mới có xu hướng phát triển thuận lợi nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: may công nghiệp, cơ khí...

Như Xuân chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làmTrong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Như Xuân chú trọng tới nghề may công nghiệp.

Là đơn vị chủ công trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy văn hóa và dạy nghề cho học viên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Như Xuân không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ông Lê Nhân Trí, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiêp - Giáo dục thường xuyên huyện Như Xuân, cho biết: Ngoài dạy văn hóa, đơn vị còn phối hợp với các trường nghề trong tỉnh mở các lớp trung cấp, cao đẳng nghề cho học viên. Khi tốt nghiệp, học viên vừa có bằng văn hóa, vừa có bằng trung cấp nghề. Năm học 2021-2022, đơn vị có 150 học viên, trong đó có 70% học viên đăng ký học trung cấp nghề. Hàng năm cung cấp từ 70 - 100 học viên tốt nghiệp trung cấp nghề chính quy vào thị trường việc làm. Riêng với nghề may, đơn vị sẽ bảo đảm đầu ra và thu nhập cho 100% học sinh sau khi ra trường.

Giai đoạn 2016-2021, huyện Như Xuân có hơn 5.000 lao động được ĐTN, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%. Cùng với việc chú trọng ĐTN cho người lao động, huyện luôn tạo điều kiện cho người lao động vay vốn từ kênh Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, tham gia xuất khẩu lao động. Hiện huyện Như Xuân có 2.876 lượt hộ dân được vay vốn giải quyết việc làm với tổng dư nợ 429 tỷ đồng; 334 người được vay vốn xuất khẩu lao động với tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng... Qua đó, góp phần chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động, việc làm; giảm tỷ lệ lao động làm việc ở ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động làm việc ở các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTN cho lao động nông thôn ở huyện còn nhiều khó khăn. Những người trẻ tuổi không mấy mặn mà với việc học nghề, còn những trường hợp muốn học nghề thì họ đã lớn tuổi, không muốn đi làm ăn xa. Ðối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, trình độ văn hóa còn thấp, chưa có tay nghề, ngoại ngữ yếu nên thiếu tự tin, tự xin chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc bỏ trốn ra ngoài, vi phạm quy định nước sở tại. Trong khi đó, doanh nghiệp trên địa bàn huyện rất ít, quy mô nhỏ lẻ nên không thu hút được nhiều lao động.

Trong thời gian tới, để công tác ĐTN cho lao động nông thôn đạt kết quả cao, huyện xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của ĐTN, giải quyết việc làm. Tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế; lồng ghép các chương trình, dự án để nhiều lao động nông thôn được ĐTN, giải quyết việc làm. Khuyến khích xã hội hóa công tác dạy nghề, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tự tổ chức ĐTN tại chỗ. Xây dựng cơ chế thu hút các nghệ nhân, người có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm và có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn trong khâu tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân trên địa bàn để xây dựng kế hoạch ĐTN sát hợp, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, không chạy theo số lượng. Quan tâm hỗ trợ cho nông dân vay vốn đầu tư vào sản xuất; giúp người lao động tìm việc làm sau khi kết thúc khóa ĐTN... Qua đó, góp phần tăng thu nhập cho người dân, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]