(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đưa công tác trẻ em vào chương trình, kế hoạch hành động nhằm tạo cho trẻ được phát triển toàn diện, bảo đảm cho mọi trẻ em được hưởng các quyền cơ bản như học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Đặc biệt luôn dành sự quan tâm đến trẻ em nghèo, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được đến trường, được hòa nhập và phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đưa công tác trẻ em vào chương trình, kế hoạch hành động nhằm tạo cho trẻ được phát triển toàn diện, bảo đảm cho mọi trẻ em được hưởng các quyền cơ bản như học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Đặc biệt luôn dành sự quan tâm đến trẻ em nghèo, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được đến trường, được hòa nhập và phát triển.

Nhiều giải pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng huyện Lang Chánh tặng học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.

Là xã có trên 4.000 dân, trong đó có 1.057 trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi, ông Phạm Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Hà Đông (Hà Trung), cho biết: Để làm tốt công tác trẻ em, xã đã quán triệt, triển khai các văn bản, chỉ thị liên quan đến trẻ em; giao chỉ tiêu về công tác trẻ em; xây dựng kế hoạch thực hiện trong tháng hành động vì trẻ em, tổ chức các hoạt động tại 3 cấp trường và tại trạm y tế xã; kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm giúp trẻ em và các đối tượng khó khăn dịp lễ, tết cổ truyền, tết thiếu nhi... Có năm xã vận động được tới 260 suất quà tặng trẻ em. Để trẻ có một kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh, bổ ích, xã giao cho đoàn thanh niên tổ chức hoạt động hè; gửi công văn đến các trường học tuyên truyền để các bậc phụ huynh cho con em đi học bơi; tham gia các khóa học kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử... Mặt khác, yêu cầu công an tăng cường công tác kiểm tra các ao hồ, cắm biển báo tại những nơi nguy hiểm để phòng, chống đuối nước.

Trao đổi về vấn đề chăm sóc, giáo dục học sinh, cô giáo Trần Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Đông, cho biết: Cùng với chú trọng trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Rung chuông vàng, nụ cười trẻ thơ, tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông; tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp; phát động nuôi lợn nhựa hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh bị bệnh tim, khuyết tật... tạo động lực để các em cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 898.970 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm gần 25% dân số. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt dù đã giảm dần qua các năm nhưng vẫn còn cao với 40.453 trẻ, chiếm 4,5% trên tổng số trẻ em và hơn 90.000 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em đã được hưởng những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước quy định, các quyền của trẻ em quy định trong Luật Trẻ em cơ bản đã được thực hiện, đời sống vật chất, tinh thần của trẻ em được cải thiện, các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em được đẩy mạnh. Trẻ em đã được nâng cao về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Bên cạnh đó, các chương trình, mục tiêu của địa phương về công tác trẻ em luôn được triển khai một cách nghiêm túc và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tính đến cuối năm 2019 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đạt 16,8%, thể thấp còi đạt 27%; 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT. Tỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo đúng tuổi đạt 95,7%, tiểu học đạt 99%, THCS đạt 94,62% và tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS đạt 98%. 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau; 100% trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực được hỗ trợ, can thiệp kịp thời.

Bà Lê Thị Tuyết, Phó trưởng Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết: Công tác bảo vệ trẻ em ở 3 cấp độ được đẩy mạnh tại cơ sở. Do đó trong năm số trẻ bị tử vong do tai nạn thương tích, số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em đều giảm. Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và bị tổn thương được bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ dưới nhiều hình thức như hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ về y tế, giáo dục, tư vấn, tham vấn phục hồi tái hòa nhập cộng đồng và tiếp cận các dịch vụ bảo vệ trẻ em cũng như hưởng các phúc lợi xã hội khác. Bên cạnh đó, các mô hình như: Cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ; ngôi nhà an toàn; mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi... được các địa phương trong tỉnh thực hiện. Và để tạo môi trường thuận lợi cho trẻ em trong thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em, năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 152 diễn đàn, hội thi, chương trình giao lưu; 126 hội trại và 1.529 hoạt động vui chơi giải trí khác với sự tham gia của hàng trăm nghìn trẻ em. Đặc biệt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức thành công diễn đàn trẻ em với chủ đề “Trẻ em với các vấn đề về trẻ em”. Vào dịp Tết Nguyên đán, tháng hành động vì trẻ em, ngày quốc tế thiếu nhi..., các địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, thăm hỏi, tặng quà và nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tỉnh ngày càng được quan tâm hơn, quyền của trẻ em ngày càng được khẳng định và bảo vệ. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại trẻ em, trẻ em bị tai nạn thương tích vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp. Việc huy động nguồn lực để bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em còn hạn chế. Hệ thống cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã chưa đồng bộ, còn kiêm nhiệm. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã cũng gây khó khăn trong công tác theo dõi tình hình trẻ em và bố trí cán bộ làm công tác trẻ em tại cơ sở. Trong khi công tác thông tin, báo cáo ở một số đơn vị còn chậm; phần mềm quản lý thông tin trẻ em tại cơ sở hoạt động chưa ổn định; một số gia đình chưa rõ trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chưa tạo điều kiện đúng mức cho trẻ em để tham gia các hoạt động đảm bảo quyền của trẻ em; thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ con em trước những tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực.

Để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2020, thời gian tới các địa phương tiếp tục tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm; tăng cường quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành đối với công tác bảo đảm quyền trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Thực hiện tốt quy trình bảo vệ trẻ em từ khâu phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; phát hiện, can thiệp sớm các trường hợp có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đến khâu hỗ trợ phục hồi, tái hòa nhập. Xử lý nghiêm các hành vi gây tổn hại đến trẻ em...

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]