(Baothanhhoa.vn) - Công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng khắp thành thị đến nông thôn. Đây là kho kiến thức khổng lồ  giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, chương trình giải trí; là phương tiện giúp con người kết nối bạn bè, người thân thông qua các mạng xã hội như zalo, facebook... Nhờ internet và mạng xã hội, người già được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu; điều đó khiến cho họ bớt cảm thấy cô đơn, tinh thần vui vẻ hơn rất nhiều.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người cao tuổi với mạng xã hội

Người cao tuổi với mạng xã hội

Sử dụng mạng xã hội giúp người già vui vẻ hơn khi thường xuyên được kết nối với con, cháu.

Công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng khắp thành thị đến nông thôn. Đây là kho kiến thức khổng lồ giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, chương trình giải trí; là phương tiện giúp con người kết nối bạn bè, người thân thông qua các mạng xã hội như zalo, facebook... Nhờ internet và mạng xã hội, người già được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu; điều đó khiến cho họ bớt cảm thấy cô đơn, tinh thần vui vẻ hơn rất nhiều.

Đã gần 80 tuổi nhưng bà N.T.T. ở huyện Hoằng Hóa ngày nào cũng truy cập vào internet để xem các chương trình giải trí như cải lương, đọc truyện, tin tức thời sự, các bài thuốc dân gian chữa những bệnh thông thường... Nhìn thấy bà cầm smartphone nhấn vào loa để nói và bình luận các trang facebook có hình ảnh con, cháu của mình, tôi ngạc nhiên thắc mắc về sự thành thạo trong cách sử dụng facebook của bà. “Con trai tôi lập “Phây” cho tôi đấy. Nó thấy mẹ ở quê một mình buồn nên năm ngoái đem về cái điện thoại này. Lúc đầu cũng nghĩ là mình già rồi, dùng làm sao được. Nhưng con nó hướng dẫn thì thấy cũng không khó lắm. Từ ngày biết dùng chiếc điện thoại này đến giờ, tôi vào “Zu-túp” xem phim, nghe nhạc, vào “Phây” ngắm con, cháu; khi nào nhớ chúng thì tôi gọi “Za-lô” là có thể nói chuyện với chúng như ở nhà, thấy chúng nó vui vẻ, mạnh khỏe là tôi an tâm rồi. Ngược lại, con trai tôi ở Hà Nội, con gái ở trong Nam, tuần nào chúng nó cũng gọi điện qua mạng trò chuyện, hàn huyên với tôi vài lần, chúng nó nhìn thấy tôi mạnh khỏe cũng yên tâm công tác hơn. Trò chuyện qua mạng thoải mái vì không lo tốn tiền điện thoại như ngày xưa cô ạ.” - bà T. vui vẻ chia sẻ.

Cũng như bà T., bà L.T.M., ở huyện Quảng Xương năm nay gần 70 tuổi tâm sự: “Từ ngày về nghỉ chế độ BHXH đến nay đã gần chục năm rồi, đồng nghiệp cùng trường về hưu, người thì theo con vào Nam, người thì ra Bắc nên ít có điều kiện gặp gỡ nhau. Có người thậm chí còn mất liên lạc, nhưng 2 năm nay con rể mua tặng cho tôi cái điện thoại kết nối mạng, lập sẵn cho tôi trang facebook, zalo, tôi lại có cơ hội được kết nối lại với đồng nghiệp xưa”. Thấy cuộc trò chuyện của chúng tôi rôm rả, chồng bà M. năm nay gần 80 tuổi thêm vào câu chuyện “Các con nó mua cho 2 vợ chồng tôi mỗi người một cái điện thoại có kết nối mạng internet nên ngày nào tôi cũng vào mạng đọc các tin tức thời sự. Có những tin tức hay tôi và mấy ông hưu trí cùng nhau thảo luận, trao đổi bên ấm trà xanh, quên cả thời gian. Cái hay của mạng internet là một sự kiện diễn ra nhưng có nhiều báo đưa tin, mỗi báo khai thác một khía cạnh khác nhau, giúp cho chúng tôi ngồi nhà cũng biết rõ sự việc. Tuy nhiên, cũng cần phải tỉnh táo để lựa chọn thông tin mà đọc, có những trang viết trái chiều bôi nhọ Đảng, Nhà nước thì không nên đọc”.

Đang trò chuyện vui vẻ với bà M. thì vợ chồng cô con gái ông bà vừa đi làm về xuống thăm bố mẹ. Thấy chúng tôi trao đổi về việc người cao tuổi truy cập internet, anh con rể góp chuyện “Trước đây tôi cũng như nhiều người cho rằng chỉ có giới trẻ mới thích sử dụng internet, còn các cụ không có nhu cầu này. Vì thế cũng chỉ sắm cho các cụ điện thoại “cục gạch” để các cụ nghe gọi. Cho đến một hôm đọc được một bài báo nói về nỗi cô đơn của người già trong thế giới hiện đại, thì mới giật mình. Hóa ra, ông - bà, bố - mẹ mình cũng có nhu cầu tìm hiểu thông tin, xem các chương trình giải trí, kết nối với người thân, bạn bè thông qua smartphone... để bớt cảm giác cô đơn mà mình vô tâm không biết”.

“Đúng là ban đầu các cụ mới tiếp cận công nghệ cũng có khó khăn vì mắt không tinh, tay không “dẻo” như người trẻ. Nhưng hướng dẫn rồi các cụ cũng làm được hết. Giờ mẹ tôi có thể like, chia sẻ, nhắn tin trên facebook được rồi” - con gái bà M. cho biết thêm.

Không chỉ vào internet và mạng xã hội để đọc tin tức hoặc xem các chương trình giải trí mà bà T.T.A., năm nay 65 tuổi ở TP Thanh Hóa còn sử dụng thành thạo zalo, facebook để bán các mặt hàng nông sản. Bà A. cho biết: Bà sử dụng facebook để đăng các sản phẩm lên, sau đó khách hàng nào mua thì nhắn tin và bà cho người ship tới tận nhà. Nhờ có facebook mà việc kinh doanh của bà thuận lợi hơn so với trước kia.

Nói về việc sử dụng internet và mạng xã hội, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Chuyên gia xã hội học thuộc Viện Xã hội học Việt Nam cho rằng: Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã làm thay đổi cuộc sống của con người và mở ra một thế giới mới đối với người già, người cao tuổi, tiếp thêm sinh lực và tâm trí cho nhiều người theo những cách khác nhau. Vì thế, “chơi” facebook, zalo... cũng là cách giúp người già tránh được cảm giác cô độc, buồn chán khi con, cháu bận rộn; ngoài ra còn giúp cho trí óc, não bộ của người cao tuổi hoạt động tích cực hơn, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, khi sử dụng internet hoặc mạng xã hội người già nên cẩn trọng trước những thông tin trái chiều hay những chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu.

Lê Nhân


Lê Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]