(Baothanhhoa.vn) - Trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), dân quân tự vệ (DQTV) được xem là lực lượng nòng cốt, chiếm số lượng đông đảo, góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” khi có cháy rừng xảy ra ở cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao năng lực của lực lượng dân quân tự vệ trong công tác PCCCR

Trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), dân quân tự vệ (DQTV) được xem là lực lượng nòng cốt, chiếm số lượng đông đảo, góp phần thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” khi có cháy rừng xảy ra ở cơ sở.

Nâng cao năng lực của lực lượng dân quân tự vệ trong công tác PCCCR

Dân quân thị xã Nghi Sơn tham gia diễn tập PCCCR.

Khó khăn của lực lượng DQTV khi tham gia PCCCR

Toàn tỉnh có trên 641.000 ha rừng, thuộc địa bàn 25/27 huyện, thị xã, thành phố. Giai đoạn 2021-2025, diện tích rừng nguy cơ cháy cao là trên 48.500 ha. Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm tới công tác PCCCR. Khi có sự cố cháy rừng xảy ra, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo, tổ chức huy động các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, DQTV tại địa phương..., phối hợp, hiệp đồng xử lý tình huống. Trong đó, DQTV được xem là lực lượng tiên phong, nòng cốt tại chỗ, chiếm số lượng đông.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế như: Công tác huấn luyện, diễn tập về nâng cao năng lực, trình độ của lực lượng này chưa được chú trọng, chưa thành nền nếp, do vậy nhận thức, kỹ năng PCCCR ở một số nơi còn hạn chế; phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị, địa phương chưa thường xuyên, kịp thời, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; việc trang bị phương tiện tham gia PCCCR chưa được quan tâm đầu tư, còn thiếu, lạc hậu, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực tế, qua kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương trong năm 2021 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh cho thấy, đa số các huyện chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác PCCCR về kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị và hỗ trợ cho lực lượng canh gác lửa rừng trong những ngày nắng nóng. Việc đầu tư kinh phí mới chỉ dừng ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác PCCCR tại địa phương, nhất là đối với những huyện, thị xã, thành phố có diện tích rừng lớn, nguy cơ cháy cao. Ở cấp xã, đa số các địa phương cũng chưa bố trí nguồn kinh phí cho công tác PCCCR.

Thị xã Nghi Sơn hiện có 16.471 ha rừng, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm thị xã, trong số này có 3.220 ha rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, thuộc địa phận 21 xã, phường. Diện tích có nguy cơ cháy cực kỳ nguy hiểm là 901,2 ha. Diện tích có nguy cơ cháy rất nguy hiểm là 2.319,35 ha. Với đặc điểm là rừng thông tập trung hoặc rừng thông trồng xen keo, bạch đàn, đây là những diện tích rừng dễ cháy trong mùa nắng nóng. Tính riêng năm 2020, trên địa bàn toàn thị xã xảy ra 20 vụ cháy rừng. Qua quá trình xử lý các vụ cháy, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả công tác PCCCR còn thấp được rút ra là do tình trạng thiếu công cụ, dụng cụ, trang thiết bị để chữa cháy. Lực lượng DQTV đông đảo với 2.556 người ở 55 đầu mối xã, phường và đơn vị nhưng chưa được trang bị đầy đủ.

Theo Trung tá Lê Hữu Tuấn, Chính trị viên phó, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã Nghi Sơn: “DQTV là lực lượng nòng cốt trong tuần tra, canh gác, phát hiện sớm các nguy cơ cháy rừng ở cơ sở và phối hợp cùng các lực lượng khác tham gia chữa cháy rừng khi có tình huống xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”. Song, khó khăn hiện nay chính là thiết bị, phương tiện cho lực lượng này để tham gia PCCCR mới chỉ đáp ứng được một phần. Mặt khác, vì DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, đa phần còn trẻ, có sức khỏe, đang trong độ tuổi lao động nên một bộ phận đi làm ăn xa, việc huy động lực lượng khi có sự cố cháy rừng gặp khó khăn”.

Để thực hiện hiệu quả “4 tại chỗ”

Để phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, lực lượng DQTV phải nhuần nhuyễn kỹ năng, thao tác, sử dụng thành thạo một số phương tiện PCCC cơ bản, phối hợp hiệu quả với các lực lượng khác cùng tham gia công tác này.

Thời gian qua ban chỉ đạo cấp huyện đã chủ động tham mưu cho cấp ủy và UBND cấp huyện tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác PCCCR. Đến nay, 100% huyện trọng điểm đã xây dựng phương án PCCCR, có kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần sẵn sàng chữa cháy rừng. 146 xã trọng điểm cháy đã xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả phương án PCCCR, kiện toàn 242 trung đội DQTV với 6.400 người. Các xã trọng điểm cháy cũng đã củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động hiệu quả 197 tổ đội tuần tra trực gác lửa rừng trong đó có sự tham gia của DQTV. Cùng với các lực lượng khác, lực lượng DQTV tham gia tập huấn về công tác PCCCR, qua đó trang bị thêm kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật PCCC để tiếp tục là lực lượng nòng cốt, tiên phong, chủ động trong công tác PCCCR.

Cùng với việc xây dựng lực lượng DQTV theo hướng “vững mạnh, rộng khắp”, phát huy hết khả năng trong thực hiện nhiệm vụ ứng phó với sự cố thiên tai, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đang tích cực, chủ động phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành Đề án “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng bộ đội địa phương, DQTV, dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”. Theo nội dung của đề án này, DQTV là một trong 3 lực lượng được quan tâm đầu tư, xây dựng theo hướng vững mạnh toàn diện, có số lượng hợp lý, được tổ chức quản lý chặt chẽ và duy trì hoạt động thường xuyên; có trình độ năng lực, khả năng phối hợp, hiệp đồng xử trí tình huống phức tạp, phạm vi rộng; được trang bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị, phương tiện góp phần giảm thiểu tổn thất về người và tài sản trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng - an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước sự cố, thiên tai.

Đồng chí Đại tá Vũ Văn Tùng, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, cho biết: Nếu đề án được ban hành, Thanh Hóa sẽ là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 9-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Đề án cũng là cơ sở để nâng cao năng lực của DQTV trong công tác PCCCR, khắc phục những khó khăn hiện nay và tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng này trong thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.

Bài và ảnh: Nguyễn Mai


Bài và ảnh: Nguyễn Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]