(Baothanhhoa.vn) - Các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm (BKLN) khác, gọi chung là các BKLN đang là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Hầu hết các bệnh này đều không thể chữa khỏi và phải điều trị bằng thuốc suốt đời.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng

Các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm (BKLN) khác, gọi chung là các BKLN đang là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Hầu hết các bệnh này đều không thể chữa khỏi và phải điều trị bằng thuốc suốt đời.

Tư vấn bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã Xuân Cẩm (Thường Xuân).

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì mỗi năm Việt Nam có khoảng 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73%. Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các BKLN, trong đó các bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, BPTNMT chiếm 7%, ĐTĐ chiếm 3%. Gánh nặng của BKLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt Nam. Tại Thanh Hóa, qua tổng kết đánh giá của ngành y tế cho thấy, đến nay tỷ lệ người bị mắc BKLN có xu hướng gia tăng và ở mức cao so với toàn quốc, như: Tỷ lệ bệnh ĐTĐ typ II 3-5%, tăng huyết áp 10-15% và ung thư 5%.

Trước thực trạng đó, ngày 5-10-2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, ĐTĐ, BPTNMT, hen phế quản và các BKLN khác, giai đoạn 2017 – 2020.

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, ngành y tế, Trung tâm Y tế huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị BKLN tại cộng đồng. Trong năm, trung tâm y tế huyện đã xây dựng kế hoạch phòng, chống BKLN để các xã, thị trấn thực hiện; chỉ đạo các trạm y tế thực hiện giám sát, theo dõi và quản lý BKLN tại các xã, thị trấn; phát sổ theo dõi, ghi chép tình hình sức khỏe cho các đối tượng; thường xuyên củng cố mạng lưới quản lý BKLN từ huyện đến cơ sở; phân công cán bộ xuống các xã, thị trấn giám sát các hoạt động tư vấn sức khỏe, khám sàng lọc và quản lý BKLN. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cách phòng, tránh và điều trị BKLN bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về cách phòng, chống các BKLN cũng như cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Ông Phạm Văn Tý ở thôn 4, xã Phúc Đường, huyện Như Thanh năm nay 65 tuổi đã có hơn 7 năm điều trị bệnh ĐTĐ chia sẻ, việc tuyến y tế cơ sở quản lý người mắc các BKLN ngay tại địa phương giúp ích rất nhiều cho người dân, chúng tôi rất phấn khởi, hài lòng khi được điều trị tốt, không phải đi lên tuyến trên; hàng tháng lấy thuốc từ bệnh viện huyện về, rồi được y, bác sĩ ở trạm y tế (đã nắm bắt được tâm lý, thói quen của người bệnh) tận tình tư vấn hướng dẫn cách sinh hoạt, theo dõi biến chứng bệnh để có hướng điều trị thích hợp nên bệnh của tôi vẫn được kiểm soát tốt.

Ông Ngô Thế Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho biết: Để giảm tỷ lệ người mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các BKLN, thời gian tới, trung tâm y tế huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhận thức của người dân về phòng, chống các BKLN; tăng cường công tác chỉ đạo và phối hợp liên ngành nhằm giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các BKLN; triển khai các hoạt động phát hiện sớm, quản lý tư vấn, dự phòng đối với người dân tại trung tâm y tế và trạm y tế xã; chú trọng nâng cao năng lực và hiệu quả trong việc dự phòng, giám sát, phát hiện, chẩn đoán, quản lý và điều trị BKLN cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế.

Theo báo cáo của ngành y tế, đến nay hầu hết các trạm y tế trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở nhà trạm và các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân; về nhân lực trạm y tế luôn được tăng cường cả về số lượng, chủng loại và trình độ năng lực nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, trung bình mỗi trạm y tế có 5,1 cán bộ và 0,9 bác sĩ/trạm... Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ trạm y tế chưa được đào tạo, cấp chứng chỉ bác sĩ gia đình; cán bộ trạm y tế chưa được đào tạo, cấp chứng chỉ xét nghiệm sinh hóa, nước tiểu; mới có 82 trạm y tế đã được đầu tư cấp mới máy siêu âm, còn các máy như: Xét nghiệm sinh hóa, huyết học và xét nghiệm nước tiểu... chưa có trạm nào được đầu tư, cấp mới. Để hoàn thành Kế hoạch số 175/KH-UBND về thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, ĐTĐ, BPTNMT, hen phế quản và các BKLN khác, giai đoạn 2017 – 2020 là một thách thức không nhỏ đối với ngành y tế Thanh Hóa.


Anh Quân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]